Nhật sẽ dùng robot di dời nhiên liệu nóng chảy ở Fukushima
Robot trang bị gọng kìm và sử dụng ống lồng để di chuyển sẽ thu thập những mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy nặng chưa tới 3g.
Robot dùng để loại bỏ mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy ở Fukushima. (Ảnh: Kyodo News).
Công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi hôm 28/5 thông báo kế hoạch sử dụng robot điều khiển từ xa để thu thập những mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy từ một trong ba lò phản ứng bị phá hủy vào cuối năm nay, lần đầu tiên từ sau thảm họa năm 2011, theo Yahoo. Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) sẽ triển khai robot ống có thể mở rộng ở lò phản ứng số 2 của nhà máy nhằm thử nghiệm di dời mảnh vụn từ buồng chứa chính vào tháng 10 năm nay. Hoạt động đó diễn ra trễ hơn hai năm so với lịch trình. Việc di dời nhiên liệu nóng chảy được lên lịch bắt đầu cuối năm 2021 nhưng vấp phải nhiều lần trì hoãn, cho thấy độ khó khăn của nỗ lực phục hồi sau trận động đất mạnh 9 độ và sóng thần vào năm 2011.
Trong buổi trình diễn ở xưởng đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries tại Kobe, phía tây Nhật Bản, nơi phát triển robot, thiết bị gắn gọng kìm chậm rãi hạ xuống từ ống lồng vào khối sỏi và nhặt một hạt nhỏ. TEPCO lên kế hoạch thu thập mảnh vụn nhỏ hơn 3 g trong thử nghiệm ở nhà máy Fukushima.
"Chúng tôi tin tưởng lần thử nghiệm loại bỏ mảnh vụn nhiên liệu từ lò số 2 là một bước cực kỳ quan trọng nhằm tiến hành hoạt động giải thể trong tương lai", Yusuke Nakagawa, quản lý chương trình thu thập mảnh vụn nhiên liệu ở TEPCO, chia sẻ. "Điều quan trọng là tiến hành thử nghiệm an toàn và ổn định".
Khoảng 880 tấn nhiên liệu hạt nhân nóng chảy có độ phóng xạ cao đang nằm bên trong ba lò phản ứng bị phá hủy. Các chuyên gia cho rằng mục tiêu dọn dẹp trong vòng 30 - 40 năm của chính phủ Nhật Bản và TEPCO đối với nhà máy Fukushima Daiichi là lạc quan quá mức. Thiệt hại ở mỗi lò phản ứng khác nhau và kế hoạch phải phù hợp với điều kiện của chúng. Tìm hiểu kỹ hơn mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy bên trong lò phản ứng là mấu chốt để giải thể. TEPCO đã triển khai 4 drone nhỏ vào buồng chứa của lò phản ứng số 1 đầu năm nay để chụp hình khu vực robot không thể tiếp cận.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
