Nhật thực lai hiếm gặp được ghi lại tại các nơi trên thế giới
Ngày 20/4, nhật thực lai được nhìn thấy ở nhiều nơi trên Australia và Indonesia, một số vùng của New Zealand, Philippines, Timor Leste, Việt Nam có thể quan sát được một phần với tỷ lệ nhỏ.
Gần 20.000 người đã tập trung dưới bầu trời không một gợn mây ở thị trấn ven biển Exmouth, phía tây bắc Australia để chứng kiến pha nhật thực toàn phần, kéo dài khoảng một phút, vào sáng 20/4. Đây là một trong những điểm thuận lợi nhất tại Australia để quan sát hiện tượng nhật thực lai hiếm gặp.
Nhật thực lần này bắt đầu ở phía Nam biển Ấn Độ Dương, quét qua châu Úc, Đông Nam Á và kết thúc ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên vùng nhìn thấy được pha nhật thực hình khuyên và toàn phần rất hẹp, đa phần là biển cả. Nơi đầu tiên trên thế giới có thể nhìn thấy pha một phần của của nhật thực vào khoảng 8h34 (giờ Hà Nội) và pha toàn phần vào khoảng 9h37(giờ Hà Nội).
Nhật thực toàn phần được quan sát từ Exmouth, Australia. (Video: Chris Lewis/Twitter)
Việt Nam không nằm trong đường nhật thực đi qua do đó chỉ xem được nhật thực một phần với tỷ lệ nhỏ. Thời điểm quan sát được nhật thực một phần tại TP HCM là lúc 11h20, tuy nhiên độ che phủ rất thấp chỉ khoảng 5%, theo In The Sky. Một số khu vực khác thuận lợi hơn như dải Nha Trang và Nam Trung Bộ, độ che phủ khoảng 9%.
Mặt trăng che Mặt trời 5% lúc 11h20 tại TP HCM. (Ảnh: Minh Hòa).
Khi nhật thực lai xảy ra, một số vùng trên Trái đất sẽ quan sát được pha toàn phần, một số vùng khác sẽ quan sát được pha hình khuyên (một số nơi khác nữa chỉ thấy được pha một phần). Pha toàn phần của nhật thực lần này được nhìn thấy ở bán đảo North West Cape và Đảo Barrow ở Tây Australia, khu vực phía đông của Timor Leste, Đảo Damar và một phần của tỉnh Papua ở Indonesia.
Nhật thực toàn phần tại điểm quan sát tại Tây Australia, Australia. (Ảnh: Scott Bauer/Guardian).
Theo EarthSky, nhật thực lai (hybrid solar eclipse) rất hiếm gặp và chỉ xảy ra vài lần trong một thế kỷ. Trong số 224 lần nhật thực ở thế kỷ 21, sẽ có 7 lần nhật thực lai.
Nhật thực lai là sự kết hợp của hai loại gồm nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Cụ thể, nhật thực xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời, cản một phần ánh sáng đi từ Mặt trời tới Trái đất. Khi đó bóng của Mặt trăng sẽ đổ xuống Trái đất. Tại những vùng bóng Mặt trăng quét qua, mọi người sẽ quan sát thấy Mặt trời bị Mặt trăng che mất một phần (nhật thực một phần), hoặc che mất hoàn toàn (nhật thực toàn phần).
Khi khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái đất xa hơn dẫn tới kích cỡ biểu kiến của Mặt trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt trời, lúc này Mặt trăng không thể che lấp hoàn toàn Mặt trời mà sẽ tạo ra vùng antumbra (đối bóng tối), những người trong vùng này sẽ thấy Mặt trời bị che khuất phần giữa, vẫn còn để lộ ra một vòng sáng bên ngoài, đó là Nhật thực hình khuyên.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào một ngôi sao neutron đen?
Sao neutron đen là một vật thể bí ẩn, đen tối đã xuất hiện ở rìa ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học
Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống
Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.
