Nhện ma biết bay kết tơ làm diều để vượt biển

Loài nhện ma dùng tơ như cánh diều để bay hàng trăm kilomet qua đại dương đến định cư trên hòn đảo cách bờ biển Chile hơn 600km.

Các nhà khoa học vừa phát hiện ba loài nhện ma mới sống trên đảo Robinson Crusoe, nằm cách bờ biển Chile hơn 600km, trong khu vực Nam Thái Bình Dương, Gizmodo hôm 5/12 đưa tin.

Nhện ma biết bay kết tơ làm diều để vượt biển
Loài nhện ma biết bay trên đảo Robinson Crusoe, ngoài khơi Thái Bình Dương. (Ảnh: Gustavo Hormiga).

Nhện ma có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được đặt tên dựa trên màu thân nhạt và khả năng chạy rất nhanh của nó. Khoảng hai triệu năm trước đây, loài nhện di cư tới hòn đảo bằng cách sử dụng kỹ thuật "đón gió", tức là chúng sử dụng tơ như một loại diều để di chuyển qua quãng đường dài. Bằng những cánh diều này, loài nhện có thể di chuyển tới 30km mỗi ngày.

"Tất cả sinh vật sống ở đây đều đến từ nơi khác và tiến hóa trong khoảng thời gian rất ngắn", Martin Ramirez, một nhà nghiên cứu nhện, cho biết.

Nhóm nghiên cứu của Martin Ramirez bắt đầu nghiên cứu loài nhện trên hòn đảo từ năm 2011 và tìm thấy bốn loài nhện ma mới một năm sau đó. Tuy nhiên, Eduardo Soto, một nhà nghiên cứu, gần đây tiết lộ vẫn còn ba loài nhện ma khác chưa được đặt tên.

Nhện ma biết bay kết tơ làm diều để vượt biển
Bản đồ hòn đảo Robinson Crusoe. (Ảnh: Wikipedia).

Điểm đặc biệt của loài nhện này là những con đực có cơ quan sinh dục rất nhỏ so với kích thước cơ thể. Ngoài ra, chúng tiếp xúc với nhau bằng miệng, giống kiểu một nụ hôn.

Loài nhện ma đang phát triển khỏe mạnh trên đảo Robinson Crusoe. Tuy nhiên, số cá thể nhện rất nhỏ, giới hạn trong khu vực hơn 50km2, Martin cho biết. Chúng có thể ăn các côn trùng lớn hơn và sống trong các cây dương xỉ, khúc gỗ mục nát hoặc dưới vỏ cây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm

Mẩu xương đuôi có thể giúp hồi sinh bò rừng tuyệt chủng 12.000 năm

Một nhóm nhà khoa học quốc tế dự định hồi sinh loài bò rừng cổ đại đã tuyệt chủng cách đây hơn 11.700 năm dựa trên ADN lấy từ mẩu xương đuôi còn sót lại.

Đăng ngày: 06/12/2016
Rắn phàm ăn nuốt chửng đồng loại dài 1 mét

Rắn phàm ăn nuốt chửng đồng loại dài 1 mét

Một con rắn đen bụng đỏ dài 1,6 mét bị bắt gặp trong tư thế bành miệng hết cỡ để nuốt chửng rắn nâu dài không kém.

Đăng ngày: 06/12/2016
Xác cá mập voi lớn như xe tải dạt vào bờ biển Ấn Độ

Xác cá mập voi lớn như xe tải dạt vào bờ biển Ấn Độ

Cơ thể đồ sộ của một con cá mập voi bị sóng đánh dạt vào bờ biển, thu hút sự chú ý của nhiều người dân địa phương ở Ấn Độ.

Đăng ngày: 06/12/2016
Những khoảnh khắc đẹp như mơ của động vật hoang dã

Những khoảnh khắc đẹp như mơ của động vật hoang dã

Nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Pedro Jarque Krebs đã kiên trì chờ đời để chộp được những khoảnh khắc ấn tượng nhất của động vật hoang dã.

Đăng ngày: 05/12/2016
Trăn dài 6 m nuốt chửng dê bị bắt sống

Trăn dài 6 m nuốt chửng dê bị bắt sống

Con trăn dài 6 m, nặng một tạ nuốt chửng dê của dân làng bị bắt sống khi đang lẩn trốn trong đầm lầy rậm rạp chỉ cách khu dân cư 100 m.

Đăng ngày: 04/12/2016
Loài ký sinh trùng

Loài ký sinh trùng "ăn thịt" nguy hiểm đã trở lại và lợi hại hơn xưa

Ít ai ngờ rằng, loài ký sinh trùng "ăn thịt" này đã trở lại và gây "lũng đoạn" một phần nước Mỹ.

Đăng ngày: 01/12/2016
Loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu

Loài thằn lằn quý hiếm mang hình thù cá sấu

Loài động vật thuộc họ thằn lằn nhưng lại mang hình thù cá sấu đang trên đà tuyệt chủng, hiện Việt Nam chỉ còn 100-150 cá thể ngoài tự nhiên.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News