Nhiễm trùng do vi khuẩn ăn thịt lây lan kỷ lục tại Nhật Bản

Một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ăn thịt gây chết người hiếm gặp đang lây lan với tốc độ kỷ lục ở Nhật Bản, khiến các quan chức y tế bối rối.

Nhật Bản nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự gia tăng lớn các trường hợp mắc hội chứng sốc độc tố liên cầu khuẩn (STSS), với tỷ lệ tử vong 30% và thường do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra, tờ Japan Times đưa tin.

Tình trạng này khiến các chuyên gia y tế cũng bối rối, kêu gọi mọi người rửa tay và làm sạch vết thương kỹ lưỡng để hạn chế sự lây lan.

Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản (NIID) nói với The Guardian: "Vẫn còn nhiều yếu tố chưa biết liên quan đến cơ chế đằng sau các dạng liên cầu bùng phát (nghiêm trọng và đột ngột), và chúng tôi chưa ở giai đoạn có thể giải thích chúng".

NIID báo cáo đã ghi nhận 941 trường hợp STSS vào năm 2023. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2024, 378 trường hợp đã được ghi nhận ở 45/47 tỉnh của Nhật Bản.

Mặc dù trung bình chỉ có 100-200 ca mỗi năm kể từ khi STSS được xác định lần đầu tiên ở nước này vào năm 1992, con số đó đã tăng lên mức cao kỷ lục 894 ca vào năm 2019.


Người dân đeo khẩu trang trên phố mua sắm ở trung tâm Osaka, Nhật Bản ngày 15/3/2024. (Ảnh: AFP)

Hầu hết các trường hợp STSS là do streptococcus pyogenes, thường được gọi là strep A, có thể gây viêm họng chủ yếu ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng gì.

Theo NIID, vi khuẩn này rất dễ lây lan và có thể dẫn đến bệnh nặng và tử vong ở đối tượng trên 30 tuổi, trong đó người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn.

Cơ quan này cho biết, chủng nhóm A đang dẫn đến nhiều ca tử vong hơn ở các bệnh nhân dưới 50 tuổi. 21 trong số 65 người dưới 50 tuổi được chẩn đoán mắc STSS trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến ngày 23/12/2023 đã tử vong, theo Asahi Shimbum.

Ở giai đoạn nặng, STSS có thể gây hoại tử các mô liên kết bao phủ các cơ và thậm chí gây suy nội tạng. Các quan chức y tế cho biết bệnh nhân được kê đơn thuốc kháng sinh, nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, mô phải được loại bỏ.

Một số quan chức y tế đổ lỗi cho việc Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch sau khi số ca nhiễm Covid-19 giảm dần.

Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Keizo Takemi nói với các phóng viên hồi đầu năm nay rằng: "Chúng tôi muốn mọi người thực hiện các bước phòng ngừa như giữ ngón tay và bàn tay sạch sẽ cũng như thực hiện cách thức vệ sinh phù hợp khi ho".

Để giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền bệnh, mọi người nên tránh tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, rửa tay thường xuyên, dùng khăn giấy che mũi, miệng sau khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn giấy nhanh chóng sau khi sử dụng.

Các triệu chứng phổ biến của strep A bao gồm:

  • Các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như sốt cao, sưng hạch hoặc đau nhức cơ thể
  • Đau họng (viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan)
  • Phát ban
  • Bệnh vảy và vết loét (chốc lở)
  • Đau và sưng (viêm mô tế bào)
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Buồn nôn và ói mửa

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore là gì?

Vi khuẩn ăn thịt người tiến hóa cực nhanh

Vi khuẩn ăn thịt người của IS lan tới châu Âu

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ

Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ

Loại củ này không chỉ là “thuốc” tăng miễn dịch trong giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa mà còn giúp điều hòa đường huyết, ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Đăng ngày: 09/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News