Vi khuẩn ăn thịt người của IS lan tới châu Âu

Bệnh nhiệt đới vi khuẩn ăn thịt người được phát hiện tại các thành trì của IS có thể đã lan sang châu Âu sau khi hoành hành ở Trung Đông, các chuyên gia cảnh báo.

Theo Express, các nhà chuyên môn đã so sánh bệnh này với Ebola và cảnh báo nó có thể lan khắp châu Âu, do tình trạng tồi tệ ở các trại tị nạn quá đông người, khiến những nơi này trở thành mảnh đất phì nhiêu cho các vật ký sinh lây nhiễm.

Căn bệnh khủng khiếp trên, thường tấn công đầu tiên vào mặt, đã hoành hành tại các căn cứ của IS vì lực lượng khủng bố này bỏ mặc các thi thể thối rữa trên đường phố và phá hủy những cơ sở y tế có khả năng trị bệnh.

Cho tới trước khi IS bắt đầu nắm quyền kiểm soát các khu vực rộng lớn ở Syria, bệnh nhiệt đen trên da, do ruồi cát gieo rắc, vẫn là một bệnh hiếm. Tuy nhiên, tới giờ, hàng nghìn nhân viên y tế đã bỏ mạng vì căn bệnh này.


Các chuyên gia cảnh báo, vi khuẩn trên đã hiện diện tại lục địa này.

Tình trạng tồi tệ ở các thành phố do IS kiểm soát như Raqqa, Deir al-Zour và Hasakah khiến cho bệnh lây lan. Một khi nhiễm vi khuẩn, da người bệnh bắt đầu chuyển màu và để lại những vết thương rất kinh khủng.

Tuy nhiên, do hơn 4 triệu dân thường đã rời Syria, bệnh vi khuẩn ăn thịt người đã lan khắp vùng và hiện Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan đã ghi nhận được hàng trăm trường hợp.

Trong khoảng thời gian 2000-2012, chỉ có 6 trường hợp nhiễm bệnh xảy ra ở Lebanon, song chỉ tính riêng năm 2013 tại nước này có 1.033 trường hợp, trong đó 96% xảy ra ở những khu vực có người tị nạn Syria, Bộ Y tế Lebanon cho hay.

Hiện, hàng nghìn dân thường Syria đang đổ về châu Âu. Các chuyên gia cảnh báo, vi khuẩn trên đã hiện diện tại lục địa này.

Bác sĩ Waleed Al-Salem nói: "Tình hình rất tồi tệ. Bệnh đã lan cực nhanh ở Syria cũng như ở những nước như Iraq, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là cả ở nam châu Âu khi người tị nạn ùn ùn đổ về".

"Khi một người bị ruồi cát đốt, họ sẽ bị nhiễm vi khuẩn trong 2-6 tháng. Vì thế, một người có thể nhiễm bệnh ở Syria và mang theo vi khuẩn tới Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là châu Âu, nơi họ xin tị nạn".

Để giải quyết tình trạng trên, các nhà khoa học kêu gọi phát hiện và chữa trị sớm, đào tạo bác sĩ, cải thiện điều kiện sống tại các trại tị nạn và tiếp tục giám sát sau khi đã kiềm chế dịch bệnh bùng phát.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết

Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

Đăng ngày: 24/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News