Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hình xoắn ốc Leptospira gây ra ở người và động vật. Ở người, bệnh này gây ra hàng loạt triệu chứng và có thể gây tử vong. Ở Việt Nam có khoảng 5% bệnh nhân phát hiện Leptospira trong huyết thanh. Xét nghiệm Leptospira IgG/ IgM cho kết quả xét nghiệm sơ bộ ban đầu, hỗ trợ chẩn đoán nhiễm xoắn khuẩn vàng da.

Xoắn khuẩn là gì?

Vi khuẩn (đôi khi còn được gọi là vi trùng) là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích thước rất nhỏ - chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi – xuất hiện ở tất cả các nơi như đất, nước, không khí thậm chí cộng sinh và ký sinh ở các sinh vật khác. Xoắn khuẩn là vi khuẩn có dạng hình xoắn, thường gặp như xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh sốt vàng da ...

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người do vi khuẩn hình xoắn Leptospira gây ra. Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân, xuất huyết, suy gan thận dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

  • Xoắn khuẩn vàng da Leptospira xuất hiện trong nước tiểu, máu, nội tạng của các động vật gặm nhấm, gia súc, động vật bò sát, lưỡng cư trong đó chuột và các loài gặm nhấm là vật chủ quan trọng nhất.
  • Xoắn khuẩn vàng da Leptospira xâm nhập vào cơ thể người qua các vết thương trên da, qua da ẩm ướt, qua màng nhầy của các bộ phận như mũi, miệng, hoặc do nuốt phải nguồn chứa mầm bệnh. Người bệnh mắc bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira khi các cơ quan như mắt, mũi, miệng hay các vết thương hở, vết thương bị trầy xước tiếp xúc nước tiểu, máu, dịch tiết, mô của động vật đang mang mầm bệnh hoặc lây bệnh qua các vết cắn của động vật mang vi khuẩn.
  • Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc do người bệnh tiếp xúc với nguồn nước, đất bị ô nhiễm, bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hình ảnh xoắn khuẩn Leptospira interrogans.

Triệu chứng bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

Triệu chứng của bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira gồm có 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu tiên kéo dài từ 5 – 7 ngày, bắt đầu đột ngột với các triệu chứng bao gồm: Sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức bắp thịt, phát ban ớn lạnh, đau đầu.
  • Giai đoạn thứ 2 có thể xuất hiện sau 1 – 2 tuần với các triệu chứng như: Xuất hiện bệnh vàng da với biểu hiện như vàng da mặt và mắt, nhiễm độc toàn thân, xuất huyết, suy gan, thận, xuất hiện các vấn đề về phổi, nhịp tim không đều, viêm màng não.

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira rất nguy hiểm, người bệnh mắc bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Đối tượng nguy cơ bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

  • Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là bệnh lý phổ biến gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Một số đối tượng dễ mắc bệnh như những đối tượng làm việc ngoài trời hoặc hay tiếp xúc với động vật như bác sĩ thú y, nông dân, nhân viên cống thoát nước, nhân viên giết mổ gia súc, người buôn bán gia súc gia cầm, thợ mỏ...
  • Bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira là bệnh lý chỉ lây từ động vật hoặc nguồn bệnh sang người mà không lây từ người sang người.

Phòng ngừa bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

  • Đối với gia súc gia cầm, động vật có nguy cơ gây bệnh cần tiêm vacxin đầy đủ để phòng tránh bệnh. Vị trí nuôi nhốt cần được kiểm tra, vệ sinh thường xuyên, đảm bảo vật nuôi khỏe mạnh và được cách lý khi mắc bệnh.
  • Đối với người tiếp xúc: Cần có các biện pháp bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi, thông bào và có các biện pháp xử lý, cách ly khi vật bị bệnh. Ngoài ra, mọi người còn nên tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng rượu bia, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần đi khám chuyên khoa để xác định bệnh và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

Việc chẩn đoán bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira dựa vào việc thăm khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

  • Khám lâm sàng kiểm tra các triệu chứng của bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira. Các bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng mà người bệnh mắc phải để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như sốt xuất huyết và đưa ra chỉ định xét nghiệm và điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
  • Xét nghiệm máu tìm nguyên nhân gây bệnh giúp xác định nguyên nhân và đánh giá diễn biến của bệnh như nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan đặc biệt trong trường hợp bệnh đã xuất hiện các biến chứng cấp tính.
  • Nuôi cấy phân lập máu và các dịch tiết của người bệnh để tìm nguyên nhân chính xác hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời cho người bệnh.
  • Chụp Xquang, siêu âm, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để tìm tổn thương, biến chứng nhằm đánh giá đúng tình trạng của người bệnh để điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira

Từ những biện pháp chẩn đoán, việc xác định chính xác nguyên nhân giúp cho các bác sĩ định hướng và điều trị một cách tốt nhất.

Hầu hết trong các trường hợp, bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da Leptospira đều ở mức độ nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan và coi thường, bệnh có thể tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi bệnh nặng tiến triển, người bệnh cần theo dõi và điều trị tích cực để tránh trường hợp bệnh diễn biến và nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo điều trị đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ để cải thiện triệu chứng bệnh như đặt nội khí quản, lọc máu. Sau khi điều trị, người bệnh cần theo dõi hiệu quả điều trị và được nghỉ ngơi, chăm sóc, bổ sung chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều cần biết bệnh nhồi máu não

Những điều cần biết bệnh nhồi máu não

Nhồi máu não đang tăng cao do sự tăng lên của các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Bệnh làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu tới não, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp.

Đăng ngày: 30/09/2024
Việt Nam đã có vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên

Việt Nam đã có vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết giúp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ, ngăn ngừa sự lây lan của virus Dengue và bảo vệ sức khỏe cho cả xã hội.

Đăng ngày: 25/09/2024
Vỡ ruột thừa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Vỡ ruột thừa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ đối với viêm ruột thừa và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này.

Đăng ngày: 24/09/2024
Chứng sợ ánh sáng là gì?

Chứng sợ ánh sáng là gì?

Chứng sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) là tình trạng ánh sáng mạnh làm tổn thương mắt hoặc gây kích ứng, có thể liên quan bệnh lý ở não hoặc mắt.

Đăng ngày: 23/09/2024
Tê đầu ngón tay là bệnh gì?

Tê đầu ngón tay là bệnh gì?

Chèn ép thần kinh hoặc mạch máu, hội chứng cổ vai gáy hay ống cổ tay, thoái hóa khớp ngón tay, viêm khớp dạng thấp thường gây tê đầu ngón tay.

Đăng ngày: 06/09/2024
Bệnh viêm xương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm xương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm xương hàm về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó hãy tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh trong bài viết sau.

Đăng ngày: 17/08/2024
Hội chứng sợ kết hôn là gì?

Hội chứng sợ kết hôn là gì?

Hội chứng sợ kết hôn (Gamophobia/Fear of Marriage) là một rối loạn tâm lý, được xếp vào nhóm rối loạn lo âu, ám ảnh sợ hãi, đặc trưng bởi nỗi sợ và lo lắng quá mức liên quan đến việc kết hôn.

Đăng ngày: 12/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News