Nhiều dịch bệnh hoành hành ở Hà Nội trong tuần nghỉ Tết

Trong 9 ngày nghỉ Tết, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc bệnh lây nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng. Cơ quan này lo ngại dịch bệnh sẽ bùng phát trong mùa lễ hội.

Theo thông tin từ ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, trong tuần nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 (từ 4/2-10/2) ghi nhận trong dịp Tết nhiều dịch bệnh tiếp tục hoành hành như sởi, tay chân miệng, ho gà.

Cụ thể, bệnh sởi có 6 trường hợp, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 114 người, chưa có trường hợp tử vong. Dịch tay chân miệng ghi nhận 9 trường hợp và 2 bệnh nhân bị ho gà.

Trên toàn thành phố không ghi nhận trường hợp mắc các dịch bệnh xâm nhập khác như MERS-CoV, virus Ebola, Cúm A (H5N6), Cúm A (H7N9), bệnh do virus Zika


Dịch bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng hoành hành dịp Tết Nguyên đán. (Ảnh: Liêu Lãm).

Thời tiết mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa phát triển, đặc biệt trong dịp Lễ hội đầu năm. Để chủ động phòng chống các dịch bệnh này, Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân cần chủ động trong việc vệ sinh môi trường khử khuẩn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Xuân và dịp Lễ hội đầu năm theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND Thành phố.

Các đơn vị tiếp tục tổ chức tiêm vét vắc xin phòng bệnh sởi - rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi trên địa bàn toàn thành phố và tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà -uốn ván - viêm gan B - viêm màng não mủ do Hib (ComBe Five) theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tiến hành điều tra xử lý tại cộng đồng các ca bệnh ghi nhận trong tuần như sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà, sởi…

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục thực hiện tốt việc đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài để chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News