Nhựa siêu nhỏ đe dọa cá con và nguồn thức ăn của người

Những hạt nhựa siêu nhỏ trôi lênh bềnh trên biển sẽ bị cá con ăn phải. Điều này có thể khiến lượng cá trên Trái Đất giảm đi, gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của các loài động vật.

Theo Huffington Post, các nhà nghiên cứu về cá bột (cá con mới nở) ngoài khơi Hawaii, Mỹ công bố phát hiện đáng lo ngại vào ngày 11/11. Theo đó, những hạt nhựa cực nhỏ trong nước biển đã hòa lẫn vào thức ăn của cá con.

Một số loại cá đã ăn các hạt nhựa này. Các nhà khoa học tin rằng việc ăn những hạt nhựa này sẽ khiến các con đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn.

Nhựa siêu nhỏ đe dọa cá con và nguồn thức ăn của người
Nhựa siêu nhỏ dễ dàng bị cá con nuốt phải. (Ảnh: NOAA Fisheries).

Ban đầu, các nhà khoa học chỉ muốn nghiên cứu thói quen của một số loài cá bao gồm cá kiếm, cá bay... trong những tuần đầu tiên của chu kỳ sinh trưởng. Tuy vậy, trong lần lấy mẫu thử đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều nhựa hơn là cá.

Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.

Hầu hết cá bột ăn những vật chất phù du ở dòng thủy lưu tại vùng biển gần Hawaii. Thế nhưng, sự tồn tại những hạt nhựa siêu nhỏ đe dọa cuộc sống của chúng.

Nhóm nghiên cứu đã mổ 658 con cá ấu trùng và ghi nhận 8,6% đã ăn nhựa.

Nhựa siêu nhỏ đe dọa cá con và nguồn thức ăn của người
Chim biển chết vì ăn nhựa. (Ảnh: AP).

Ước tính có 8 triệu tấn nhựa bị đổ xuống đại dương mỗi năm. Loại rác thải này sẽ vỡ thành những hạt nhỏ theo thời gian. Mỗi hạt nhựa có kích thước 5 mm được gọi là microplastic. Chúng có kích thước tương đồng với các loài sinh vật phù du, thức ăn chính của cá con.

Trước đây, cá voi và nhiều loài chim trưởng thành cũng chết sau khi ăn phải một lượng lớn nhựa khó tiêu. Với hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn phát triển, cá bột khi ăn hạt nhựa có tỉ lệ tử vong cao hơn gấp nhiều lần.

Ăn nhựa có thể gây tắc nghẽn đường ruột, tích tụ độc tố và suy dinh dưỡng ở cá, từ đó đe dọa hệ sinh thái thức ăn của các sinh vật đại dương và cả con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam

Cháy rừng dữ dội tạo ra mây lửa, trời chuyển màu đỏ cam "như tận thế"

Không chỉ khiến bầu trời chuyển sang màu đỏ cam, các đám cháy rừng ở Úc mạnh đến mức làm thay đổi cả thời tiết địa phương, hình thành nên các đám mây lửa có thể tạo ra sấm chớp. Đã có gần 10 người chết và mất tích.

Đăng ngày: 12/11/2019
Khi các dòng sông băng ở Iceland tan chảy thành suối nhỏ

Khi các dòng sông băng ở Iceland tan chảy thành suối nhỏ

Độ dày của lớp băng trên dòng sông Solheimajokull nằm giữa hai dãy núi quanh năm được tuyết bao phủ này đã giảm đi 40m mỗi năm trong vòng 10 năm qua.

Đăng ngày: 12/11/2019
Bão Nakri gây mưa lớn, nhiều nơi mất điện

Bão Nakri gây mưa lớn, nhiều nơi mất điện

Bão Nakri tiến vào bờ Phú Yên - Khánh Hòa suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng vẫn gây mưa lớn khiến nhiều địa phương mất điện.

Đăng ngày: 11/11/2019
Bão Nakri tiến gần Quảng Ngãi - Khánh Hòa, miền Trung mưa lớn

Bão Nakri tiến gần Quảng Ngãi - Khánh Hòa, miền Trung mưa lớn

Bão số 6 đang tăng tốc và tiến về phía đất liền các tỉnh Trung Bộ với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15. Bão có thể đổ bộ Quảng Ngãi - Khánh Hòa trong đêm mai (10/11).

Đăng ngày: 09/11/2019
Nhà vật lý từng đoạt Nobel muốn xử lý chất thải phóng xạ bằng laser

Nhà vật lý từng đoạt Nobel muốn xử lý chất thải phóng xạ bằng laser

Dù mới chỉ ở dạng lý thuyết, đề xuất của khoa học gia Gérard Mourou được đánh giá là sẽ mở ra tương lai xán lạn cho công việc xử lý chất thải phóng xạ vốn cực kỳ nguy hiểm.

Đăng ngày: 09/11/2019
Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới

Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới

Vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển ở phía nam Thái Bình Dương đã nhấn chìm một hòn đảo và tạo ra hòn đảo khác lớn gấp ba lần.

Đăng ngày: 09/11/2019
11.000 nhà khoa học cảnh báo tình trạng khẩn cấp khí hậu toàn cầu

11.000 nhà khoa học cảnh báo tình trạng khẩn cấp khí hậu toàn cầu

Hơn 11.000 nhà khoa học cảnh báo rằng Trái Đất đang đối mặt với "nỗi đau không tưởng tượng được" vì khủng hoảng khí hậu và cần các biện pháp khẩn cấp để đối phó tình trạng này.

Đăng ngày: 08/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News