Những cột sáng rực rỡ xuyên thẳng lên trời giống UFO xuất hiện

Khoảnh khắc hàng loạt cột sáng đủ màu sắc xuất hiện ở vùng cực Bắc lọt vào ống kính một nhiếp ảnh gia người Canada.

Nhiếp ảnh gia Ray Majoran ghi hình những cột sáng vươn thẳng từ mặt đất lên không trung ở ngoài nhà riêng tại Ontario, Canada, Business Insider hôm qua đưa tin.

Khi không khí lạnh tràn từ Bắc cực xuống, những tinh thể băng dẹt hình thành trong không khí và bay lơ lửng. Bất kỳ nguồn sáng nào phản chiếu những tinh thể này sẽ tạo ra một màn phô bày rực rỡ của những cột sáng nhiều màu có tên light pillar. Sự xuất hiện của các cột sáng ở phía nam vùng cực hiếm gặp đến mức mọi người thường nhầm chúng với cảnh tượng UFO xuất hiện.

Những cột sáng rực rỡ xuyên thẳng lên trời giống UFO xuất hiện
Cột sáng là kết quả do những tinh thể băng phản chiếu ánh sáng từ mặt đất. (Ảnh: Ray Majoran).

Vào một buổi tối muộn tháng 1, Majoran nhận được tin nhắn kèm theo một bức ảnh chụp bầu trời từ một người bạn. Anh lập tức lấy máy ảnh và lái xe dọc đường cao tốc chính để tìm kiếm những cột sáng. Thoạt đầu, khi nhìn lên bầu trời, Majoran chỉ trông thấy màn đêm đen. "Sau đó nó xảy ra. Bầu trời sáng rực bởi những cột sáng. Có những ngôi sao ở trên cao và cả những tinh thể băng nhỏ xíu giống như rơi từ thiên đường", Majoran hồi tưởng.

Majoran xuống xe, dựng giá để máy ảnh và chụp ảnh bầu trời trong suốt hai tiếng. "Cảnh tượng giống như thứ gì đó bạn chỉ có thể thấy trong những bộ phim hoặc chương trình khoa học viễn tưởng", Majoran chia sẻ.

Khi Majoran chạy xe ngang qua, những cột sáng chiếu từ đèn pha lên thẳng bầu trời. Các tinh thể phản chiếu ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Cột sáng có màu sắc của vật thể được phản chiếu. Ánh đèn đường tạo ra cột sáng màu vàng và màu cam.

Theo Majoran, các cột sáng đủ rực rỡ để có thể chụp bằng điện thoại. Nhưng anh sử dụng máy ảnh chuyên dụng đặt trên giá đỡ và lựa chọn cài đặt tối ưu cho độ phơi sáng lâu để tạo ra hình ảnh sắc nét hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Khám phá những hiện tượng băng tuyết kỳ thú

Khám phá những hiện tượng băng tuyết kỳ thú

Nhiều người không thích mùa đông - nhiệt độ lạnh, khó lái xe và suốt ngày phải ru rú trong nhà. Đúng là mùa hè rất rực rỡ, nhưng mùa đông có thể tạo ra những hiện tượng băng tuyết kỳ thú không kém.

Đăng ngày: 12/02/2018
Bão số 2 giật cấp 10, tiến vào biển Đông những ngày sát Tết

Bão số 2 giật cấp 10, tiến vào biển Đông những ngày sát Tết

Hồi 07 giờ ngày 12/02, vị trí tâm bão Sanba ở vào khoảng 7,0 độ Vĩ Bắc; 132,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Nam Philippines khoảng 650km về phía Đông.

Đăng ngày: 12/02/2018
Có thể xuất hiện bão số 2 trong những ngày giáp Tết nguyên đán

Có thể xuất hiện bão số 2 trong những ngày giáp Tết nguyên đán

Trung tâm Khí tượng - thủy văn Quốc gia cho biết, có một hình thái đáng lưu ý là hiện tại ở ngoài khơi vừa xuất hiện một xoáy thuận nhiệt đới sẽ đi vào biển Đông vào khoảng ngày 27-28 Tết.

Đăng ngày: 10/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News