Những cuộc tàn phá của động vật ngoại lai

Trước nạn rùa tai đỏ ở Việt Nam, trên thế giới từng có nhiều thảm họa về môi trường do động vật ngoại lai gây ra. Có nơi, giới chức phải treo giải hàng triệu USD để tìm kiếm biện pháp loại trừ sinh vật lạ.

Cóc mía

Năm 1935, loài cóc mía được nhập khẩu từ Hawaii vào Australia để tiêu diệt bọ cánh cứng hại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trở thành loài vật gây hại và trở thành nỗi kinh hoàng của nước Australia.

Môi trường sống thích hợp đã khiến cóc mía phát triển với một tốc độ chóng mặt. Theo số lượng ước tính của các nhà hoa học thì loài động vật này đạt số lượng 200 triệu con vào năm 2007 và chiếm lĩnh 75 % lãnh thổ Australia vào năm 2008.


Cóc mía là "nỗi kinh hoàng" của nước Australia. (Ảnh: Wikipedia.com)

Cóc mía có khả năng tàn phá hệ sinh thái nơi chúng cư trú rất cao. Một con cóc mía trưởng thành có kích thước rất lớn (dài hơn 20 cm, nặng gần 1kg). Cóc mía rất phàm ăn. Chúng ăn thịt tất cả các loại sinh vật mà nó tìm được. Ngoài ra, cóc mía còn cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản với các loài động vật lưỡng cư bản địa, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.

Chính quyền các bang ở Australia bị cóc mía tàn phá đã phải tuyên chiến với loài động vật này. Đặc biệt, ông Peter Beattie, thống đốc bang Queensland đã tuyên bố sẽ trao giải thưởng cả triệu USD cho nhà khoa học nào tìm ra chất độc để tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của cóc mía.

Gấu trúc Bắc Mỹ


Gấu trúc Bắc Mỹ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân Đức. 
(Ảnh: cedarcreek.umn.edu)

Gấu trúc Bắc Mỹ được du nhập vào Đức năm 1934 với mục đích nuôi lấy lông. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, loài động vật này đã thoát ra môi trường tự nhiên và phát triển nhất nhanh.

Gấu trúc Bắc Mỹ có thể sống được ở mọi nơi như trong rừng, nông trại, ngoại ô, nội ô. Là loài động vật ăn tạp nên từ ếch nhái, cá, chuột, chim, hay các loại quả, hạt cây thậm chí là một số loài rắn đều là nguồn thức ăn của chúng.

Xâm nhập vào Đức, gấu trúc sống cả ở các thành phố, thị trấn. Chúng ăn đồ ăn trong thùng rác, ngủ trong ống khói, cống rãnh hay chiếm cứ garage ô tô, gác mái nhà. Một khi đã bị gấu trúc chiếm giữ thì việc đuổi chúng đi là một điều rất khó khăn.

Cá trê trắng


Cá trê trắng là kẻ thù của nhiều loài cá bản địa vùng Floria. (Ảnh: splawik.com.pl)

Cá trê trắng có tên khoa học là Clarias batrachus. Đây là loài cá có nguồn gốc ở Đông Á, trong đó có Việt Nam. Chúng được nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm.

Năm 1960, chúng du nhập vào Florida và nhanh chóng thích nghi, phát triển một cách mạnh mẽ. Cá trê trắng chính là kẻ thù của rất nhiều loại cá bản địa vùng Florida. Đặc biệt, vào mùa khô, khi chúng bị dồn tập trung lại trong một số các ao hồ thì chúng có khả năng ăn thịt các loài cá bản địa.

Cá vược sông Nile

Năm 1954, cá vược sông Nile được du nhập vào vùng hồ Victoria. Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, thứ nhì thế giới nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Hồ có diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km.


200 loài cá bản địa vùng hồ Victoria đã bị tuyệt chủng bởi loài cá vược sông Nile. 
(Ảnh: Marlinnegro.na-web.net)

Cá vược sông Nile cạnh tranh nguồn thức ăn với các loài cá khác trong hồ Victoria, hạn chế sự phát triển của chúng. Ngoài ra, loài cá này cũng ăn thịt các loài cá khác. Sự xuất hiện của cá vược sông Nile trong môi trường hồ Victoria đã khiến có 200 loài cá bản địa biến mất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News