Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể người trong vũ trụ

Do khác biệt giữa môi trường vũ trụ và Trái đất, cơ thể người sẽ trải qua một số thay đổi như rụng móng, sưng mặt, loãng xương và teo cơ.

Rụng móng tay

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và nhiều trạm khác cũng như tàu vũ trụ được điều áp nhân tạo để phi hành gia có thể hít thở và không chết trong chân không vũ trụ. Khi phi hành gia đi bộ không gian, bộ đồ vũ trụ của họ cũng được điều áp để đảm bảo họ an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, phi hành gia thường gặp một số thương tích, trong đó có ly móng (onycholysis), tình trạng phần phiến móng bên trên bị tách ra khỏi giường móng bên dưới. Theo NASA, thương tích ở tay rất phổ biến với phi hành gia tập huấn cho hoạt động ngoài không gian. Khi găng tay được điều áp, chúng hạn chế chuyển động và tạo ra những điểm nén trong suốt nhiệm vụ, đôi khi dẫn tới đau đớn, mỏi cơ, trầy da và tình trạng nặng hơn như ly móng.

Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể người trong vũ trụ
Các phi hành gia đi bộ bên ngoài trạm ISS. (Ảnh: NASA).

Hiện tượng trông thấy chớp sáng

Trong chương trình Apollo, nhiều phi hành gia báo cáo trông thấy chớp sáng bí ẩn. Kết quả khảo sát 59 phi hành gia cho thấy 47 người trông thấy chớp sáng trong chuyến bay, hầu hết trước lúc đi ngủ. Theo nghiên cứu, chớp sáng chủ yếu có màu trắng và hình dạng kéo dài, thường đi kèm cảm giác về chuyển động. Chớp sáng này được cho là kết quả do tia vũ trụ truyền qua nhãn cầu của phi hành gia, dù giới nghiên cứu vẫn chưa rõ cơ chế chính xác. Một số chớp sáng có thể gây ra bởi tương tác ion hóa trực tiếp của tia vũ trụ với võng mạc.

Bàn chân em bé

Do không thường xuyên đi lại xung quanh, bàn chân được nghỉ ngơi nhưng mặt trái là những nốt chai sần sẽ biến mất, theo phi hành gia Scott Kelly. "Vì vậy, mặt dưới bàn chân trở nên rất mềm mại giống bàn chân trẻ sơ sinh. Nhưng phần mặt trên bàn chân của tôi sần sùi như da cá sấu bởi tôi dùng chỗ đó để đi lại quanh trạm vũ trụ bằng thanh trượt", Kelly chia sẻ.

Mặt sưng phù

Khi ở trên Trái đất, trọng lực khiến phần lớn chất lỏng trong cơ thể phân bố bên dưới tim. Ngược lại, môi trường ít lực hấp dẫn hơn trong vũ trụ cho phép chất lỏng cơ thể phân tán đều hơn. Khi phi hành gia bay vào vũ trụ lần đầu tiên, họ sẽ cảm thấy như thể bị cảm lạnh và gương mặt sưng phù, nhưng tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày.

Loãng xương và teo cơ

Sinh sống trên trạm ISS trong thời gian dài có thể khiến cơ thể giảm khối lượng cơ và mô xương bởi cơ xương không cần chống đỡ trọng lượng trong môi trường vi trọng lực. Để giảm bớt ảnh hưởng và duy trì khả năng đi lại khi trở về Trái đất, phi hành gia phải luyện tập thường xuyên như sử dụng máy chạy bộ. Sau khi quay lại Trái đất, họ cần phải tập gym trong một thời gian để lấy lại khối lượng cơ đã mất và tình trạng thể chất trước đây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phát hiện thành phần quan trọng cho sự sống trên mặt trăng của sao Thổ

NASA phát hiện thành phần quan trọng cho sự sống trên mặt trăng của sao Thổ

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn về hydrogen cyanide, một phân tử có vai trò then chốt cho nguồn gốc của sự sống

Đăng ngày: 16/12/2023
Trung Quốc phóng máy bay vũ trụ tối mật lên quỹ đạo

Trung Quốc phóng máy bay vũ trụ tối mật lên quỹ đạo

Tên lửa Trường Chinh 2F chở máy bay vũ trụ thử nghiệm của Trung Quốc từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền hôm 14/12 để tiến hành thí nghiệm khoa học.

Đăng ngày: 16/12/2023
Thế giới đầy

Thế giới đầy "ma cà rồng" đe dọa hất văng Trái đất?

Vật thể khổng lồ được dự báo có thể va chạm thiên hà chứa Trái đất vào 2 tỉ năm tới vừa để lộ dấu vết quần thể " ma cà rồng" đáng sợ.

Đăng ngày: 15/12/2023
Xây hải đăng trên Mặt trăng soi đường cho phi hành gia

Xây hải đăng trên Mặt trăng soi đường cho phi hành gia

Honeybee Robotics sẽ xây dựng ngọn hải đăng trên Mặt trăng để cung cấp ánh sáng, năng lượng, thông tin liên lạc trong kế hoạch phát triển nền kinh tế Mặt trăng.

Đăng ngày: 15/12/2023
Trung Quốc thăm dò và xây dựng mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới

Trung Quốc thăm dò và xây dựng mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết họ đã chia sẻ mẫu hydro trung tính trong thiên hà lớn nhất thế giới từ trước đến nay.

Đăng ngày: 15/12/2023

"Quả cầu lõm" vũ trụ khoét lỗ thủng 1,3km ở Mỹ?

Địa danh nổi tiếng Barringer Crater ở bang Arizona - Mỹ có thể là " tác phẩm" của một quả cầu méo mó gồm hàng ngàn mảnh ghép với nhau bằng tương tác hấp dẫn.

Đăng ngày: 14/12/2023
Ireland phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên không gian

Ireland phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên không gian

Ireland đã gia nhập " câu lạc bộ không gian" với việc thành công phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất thấp.

Đăng ngày: 14/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News