Ireland phóng thành công vệ tinh đầu tiên lên không gian
Ireland đã gia nhập "câu lạc bộ không gian" với việc thành công phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất thấp.
Ngày 1/12, Vệ tinh Nghiên cứu Giáo dục Ailen-1 (Eirsat-1) do Ireland chế tạo được phóng vào không gian từ Căn cứ Không quân Vandenberg, California, Mỹ, trên đỉnh tên lửa Falcon 9 của SpaceX.
Khoảng một tiếng rưỡi sau khi phóng, vệ tinh có kích thước khoảng một viên gạch, đã mở hệ thống ăng-ten của nó và đi vào hoạt động. Đến ngày 4/12, cơ quan kiểm soát mặt đất tại Ireland đã nhận và tải lên dữ liệu từ vệ tinh nhỏ bé.
Hình minh họa vệ tinh Eirsat-1 trên quỹ đạo quanh Trái đất. (Ảnh: ESA/UCD).
Đây được xem là thành tựu đáng kinh ngạc với Ireland, đất nước với chỉ hơn 5 triệu dân. "Chúng tôi đã hoàn toàn choáng ngợp, và nước mắt bắt đầu tuôn rơi khi vệ tinh thành công tiến vào quỹ đạo hoạt động", David Murphy, nhà khoa học thuộc dự án, cho biết.
Eirsat-1 được phát triển bởi 50 sinh viên tại Đại học College Dublin (UCD). Vệ tinh mang theo 3 thiết bị chính, gồm: Máy dò tia gamma (GMOD), mô-đun ENBIO thử nghiệm vật liệu nhiệt (EMOD) và bộ điều khiển dựa trên sóng từ (WBC).
Các bộ phận này có chức năng thu thập dữ liệu, đồng thời giúp giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của khoa học, cũng như hỗ trợ các sứ mệnh không gian trong tương lai.
Cụ thể, GMOD sẽ phát hiện bức xạ điện từ năng lượng cao gọi là tia gamma bên ngoài sự can thiệp của bầu khí quyển Trái đất.
Trong khi đó, mô-đun EMOD của Eirsat-1 được thiết kế để thử nghiệm các phương pháp xử lý bề mặt nhiệt, có thể rất quan trọng trong việc phát triển bề mặt cho tàu vũ trụ trong tương lai.
Thiết bị còn lại là WBC sử dụng từ trường được tạo ra trong tàu vũ trụ để tương tác với từ trường Trái đất và kiểm soát độ cao.
Công nghệ này có thể được áp dụng cho các tàu vũ trụ trong tương lai, với mục đích giúp chúng di chuyển ở mức năng lượng thấp và không cần động cơ phóng. Dự kiến, Eirsat-1 sẽ hoạt động từ 3 năm rưỡi đến 4 năm, trước khi rời khỏi quỹ đạo.
Các nhà khoa học ở Ireland cho rằng tác động của Eirstat-1 đối với giáo dục và nền công nghiệp ở Ireland mới là di sản quan trọng nhất và lâu dài nhất mà một vệ tinh có thể tạo ra.
"Sự thành công của Eirstat-1 sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ sinh viên tiếp để tiếp tục chế tạo những thiết bị thám hiểm không gian tiếp theo", David Murphy cho biết.
"Hy vọng rằng đây chỉ là bước khởi đầu cho các hoạt động không gian đang diễn ra mà chúng tôi sẽ góp mặt trong ngành công nghiệp, cũng như nền giáo dục ở Ireland".

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Kính viễn vọng của Trung Quốc phát hiện 2 tiểu hành tinh mới
Kính viễn vọng Khảo sát trường rộng (WFST) của Trung Quốc có khả năng khảo sát toàn bộ bầu trời từ Bắc bán cầu đã phát hiện 2 tiểu hành tinh hoạt động gần Trái đất.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.
