Những điều thú vị về nhật thực "vòng lửa" tháng 10

Hàng triệu người ở châu Mỹ sẽ có thể được chứng kiến một hiện tương thiên văn thú vị vào ngày 14/10 tới đây, đó là nhật thực hình khuyên (khi Mặt trăng được nhìn thấy che lấp Mặt trời).

Nhật thực có thể được nhìn thấy dọc theo một con đường bao phủ các khu vực của Mỹ, Mexico và một số quốc gia ở Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Nhật thực hình khuyên là gì?


Nhật thực hình khuyên vào ngày 14/10 sẽ được nhìn rõ nhất tại khu vực của một số bang của Mỹ bắt đầu lúc 9h13 sáng PD. (Ảnh: CNN).

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng di chuyển giữa Trái đất và Mặt trời, chặn tầm nhìn dọc theo một đường nhỏ trên Trái đất của một số hoặc toàn bộ bề mặt Mặt trời khi nó đi qua. Lần sẽ xảy ra vào ngày 14/10 tới đây là loại được gọi là "nhật thực hình khuyên". Điều này xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời tại thời điểm Mặt trăng ở hoặc gần điểm xa nhất so với hành tinh của chúng ta. Nó không che khuất hoàn toàn bề mặt của Mặt trời, không giống như nhật thực toàn phần.

Vì Mặt trăng ở xa Trái đất hơn bình thường khi xảy ra hiện tượng nhật thực hình khuyên nên Mặt trăng sẽ không che khuất hoàn toàn mặt trời, thay vào đó trông giống như một chiếc đĩa tối đặt chồng lên trên mặt sáng hơn, lớn hơn của Mặt trời trên bầu trời. Kết quả là nhật thực trong giây lát sẽ trông giống như một vòng lửa bao quanh đĩa tối Mặt trăng. Nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào ngày 8/4 năm 2024, đi qua Mexico, Mỹ và Canada.

Theo cơ quan vũ trụ Mỹ NASA, hiện tượng nhật thực hình khuyên vào ngày 14/10 sẽ được nhìn rõ nhất tại khu vực của một số bang của Mỹ bắt đầu lúc 9h13 sáng PDT (16h13 GMT) ở Oregon, sau đó là California, Nevada, Utah, Arizona, New Mexico và Texas. Con đường sau đó đi qua các vùng của Mexico, Guatemala, Belize, Honduras, Nicaragua, Panama, Colombia và Brazil trước khi kết thúc vào lúc hoàng hôn trên Đại Tây Dương. Người dân ở những khu vực rộng lớn hơn ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ sẽ có thể nhìn thấy mặt trời bị che khuất ít hơn, nhưng đây vẫn là một cảnh tượng ấn tượng.

Xem nhật thực an toàn

Mặt trăng sẽ gần như che khuất Mặt trời khi nhìn từ Trái đất, nhưng trên thực tế, Mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với Mặt trời, nhưng nó lại ở gần hành tinh của chúng ta hơn rất nhiều. Đường kính của Mặt trăng là 3.476km, so với đường kính của Mặt trời khoảng 1,4 triệu km và đường kính của Trái đất là 12.742km.


Sẽ không an toàn khi nhìn thẳng vào Mặt trời chói chang mà không sử dụng thiết bị bảo vệ mắt. (Ảnh: CNN).

Các chuyên gia cảnh báo rằng, sẽ không an toàn khi nhìn thẳng vào Mặt trời chói chang mà không sử dụng thiết bị bảo vệ mắt chuyên dụng được thiết kế để xem nhật thực. Bởi vì Mặt trời không bao giờ bị Mặt trăng che chắn hoàn toàn trong nhật thực hình khuyên nên việc nhìn thẳng vào nó mà không có biện pháp bảo vệ mắt sẽ là không an toàn.

Việc xem nhật thực hình khuyên qua ống kính máy ảnh, ống nhòm hoặc kính thiên văn mà không sử dụng bộ lọc năng lượng mặt trời chuyên dụng cũng có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng. Chúng ta nên sử dụng kính quan sát Mặt trời an toàn hoặc thiết bị quan sát Mặt trời cầm tay trong thời gian nhật thực hình khuyên diễn ra, lưu ý rằng, kính râm thông thường không an toàn để xem nhật thực hình khuyên.

Để tìm hiểu thêm và các hiện tượng thú vị này, các nhà khoa học cho biết, nguyệt thực xảy ra khi Trái đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời và bóng của hành tinh chúng ta in trên bề mặt Mặt trăng. Điều này khiến Mặt trăng trông mờ khi nhìn từ Trái đất, đôi khi có màu hơi đỏ. Nguyệt thực có thể nhìn thấy từ một nửa Trái đất, một khu vực rộng hơn nhiều so với nhật thực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
NASA tìm ra

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường

Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.

Đăng ngày: 07/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News