Tết Trung Thu năm nay (29/9), Mặt trăng sẽ to và sáng hơn bình thường

Trung Thu năm nay trùng với thời điểm diễn ra siêu trăng cuối cùng của năm 2023, Mặt trăng sẽ to và sáng hơn lúc bình thường.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), ngày 29/9 tới đây (cũng là ngày Tết Trung Thu 15/8 âm lịch) sẽ diễn ra hiện tượng thiên văn đáng để chiêm ngưỡng là siêu trăng cuối cùng của năm 2023. Kỳ siêu trăng này diễn ra vào đúng đêm Trăng tròn của Tết Trung Thu sẽ là cơ hội hiếm có để người yêu thích thiên văn nhìn ngắm Mặt trăng to và sáng hơn so với bình thường.

Tết Trung Thu năm nay (29/9), Mặt trăng sẽ to và sáng hơn bình thường
Trung Thu năm nay rơi đúng vào siêu trăng cuối cùng của năm 2023.

Theo đó, Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện Trái đất với Mặt trời và bề mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra lúc 16h59 phút giờ quốc tế tức 23h59 phút ngày 29/9 giờ Việt Nam. Trăng tròn này được các bộ lạc bản địa người Mỹ đầu tiên gọi là Trăng Ngô vì ngô được thu hoạch vào khoảng thời gian này trong năm. Mặt trăng này còn được gọi là Mặt trăng thu hoạch. Trăng thu hoạch là trăng tròn xảy ra gần nhất với điểm phân tháng 9 hàng năm. Đây cũng là lần siêu trăng cuối cùng trong số 3 siêu trăng của năm 2023. Mặt trăng sẽ ở gần Trái đất nhất và có thể trông to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, khoảng cách trung bình từ Mặt trăng tới Trái đất là 384.000km. Nhưng vì quỹ đạo của nó trên thực tế là hình elip nên Mặt trăng có lúc ở gần và có lúc ở xa hơn một chút so với khoảng cách này. Thông thường, mỗi năm thường có 1, 2 hoặc có thể 3 lần mà Trăng tròn rơi vào đúng thời điểm Mặt trăng đang ở gần điểm cận địa (điểm gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó). Khi đó từ Trái đất , chúng ta thấy Trăng lớn hơn và sáng hơn một chút, và gọi hiện tượng đó là siêu Trăng.

Tuy nhiên, siêu trăng cũng không có sự ưu tiên nào cho tháng 8 Âm lịch cả, và vì thế hoàn toàn không có việc cứ rằm tháng 8 thì Trăng sáng hơn. Một cách giải thích khác về niềm tin này là rằm tháng 8 thường rơi vào tháng 9 Dương lịch. Thời điểm này là mùa thu và ở nhiều khu vực ở Việt Nam (nhất là các tỉnh phía Bắc) trời thường ít mây, sau giai đoạn trước đó thường có nhiều mây và mưa, cộng thêm tâm lý văn hóa về ngày Trung Thu, nên người ta thấy Trăng tròn dường như sáng hơn thông thường.

Trước đó vào ngày 23/9, Trái đất sẽ bước vào thu phân, tại điểm này, thời gian ban ngày, ban đêm không có sự chênh lệch như các thời kỳ trước. Tại điểm Thu phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Có thể nói nôm na là thu phân là thời điểm mà trước và sau đó khoảng 3 tháng Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày mọc và lặn nhích dần về phía nam.

Vào thời điểm 12h ngày đầu tiên của tiết Thu phân, Mặt trời tạo với tiếp tuyến của xích đạo một góc là 90 độ. Thực tế, Trái đất chuyển động theo quỹ đạo quanh Mặt trời và ở thời điểm này không có nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt trời nên lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng ở hai nửa cẩu tương đương nhau. Thời gian ban ngày, ban đêm không có sự chênh lệch như các thời kỳ trước. Tại nửa cầu Bắc là thời điểm tiết Thu phân thì nửa cầu Nam đang là giai đoạn giữa mùa xuân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cực sốc về

Phát hiện cực sốc về "chiếc đuôi" của Trái đất

Không chỉ sở hữu một chiếc đuôi cực dài ở nơi Mặt trời không thể chiếu sáng, Trái Đất còn dùng nó để biến đổi một thiên thể khác.

Đăng ngày: 18/09/2023
Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại

Năm 2024, quái vật vũ trụ trong cổ văn thế kỷ XIII sẽ trở lại

Năm 1217, một tu sĩ người Đức nhìn lên bầu trời phía Tây Nam và nhận thấy một ngôi sao bỗng biến thành " quái vật vũ trụ", bùng cháy trong nhiều ngày.

Đăng ngày: 18/09/2023
Thiên thạch rơi trúng sân nhà người phụ nữ Pháp

Thiên thạch rơi trúng sân nhà người phụ nữ Pháp

Một thiên thạch phát nổ trên đầu trời đêm ở miền trung của Pháp và rơi xuống sân nhà một người phụ nữ.

Đăng ngày: 18/09/2023
Khám phá vụ nổ vũ trụ mới sáng hơn Mặt trời 100 tỷ lần

Khám phá vụ nổ vũ trụ mới sáng hơn Mặt trời 100 tỷ lần

Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một loại vụ nổ vũ trụ mới. Trong vòng 10 ngày, vụ nổ đặc biệt sáng hơn 100 tỷ mặt trời, sau đó biến mất gần như không có gì.

Đăng ngày: 17/09/2023
Phát hiện

Phát hiện "hóa thạch" 13 tỉ năm tuổi của vụ nổ Big Bang

Quả bong bóng khổng lồ được đặt tên là Ho’oleilana, có tâm nằm cách thiên hà Milky Way 820 triệu năm ánh sáng, có thể chính là tàn tích " hóa thạch" của sự kiện khai sinh vũ trụ.

Đăng ngày: 17/09/2023
2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?

2.200 nghìn tỷ tấn kim loại ở phía bên kia của Mặt trăng đến từ đâu?

Việc phát triển tài nguyên kim loại ở phía xa của Mặt Trăng là một cột mốc quan trọng mới trong hành trình khám phá không gian bên ngoài của con người và có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học và kinh tế.

Đăng ngày: 16/09/2023
Với đường kính 250 triệu năm ánh sáng, khoảng trống Boötes khủng khiếp đến mức nào?

Với đường kính 250 triệu năm ánh sáng, khoảng trống Boötes khủng khiếp đến mức nào?

Khoảng trống Boötes hay khoảng trống khổng lồ là một khu vực rất lớn có dạng gần cầu, chứa rất ít thiên hà. Nó nằm ở vùng lân cận của chòm sao chòm sao Mục Phu - Boötes.

Đăng ngày: 16/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News