Những dòng sông nguy hiểm nhất thế giới

Đó đều là những dòng chảy hoặc rất đẹp, hoặc rất hiền hòa, bình lặng nhưng tất cả đều che giấu sự nguy hiểm phía sau vẻ đẹp của chúng.

Sông Rio Tinto, Tây Ban Nha

Với màu nước đỏ như máu, sông Rio Tinto bắt nguồn từ tỉnh Huelva của Tây Ban Nha và chảy qua Andalusia. Do nồng độ kim loại cao đến từ các mỏ đồng, bạc và vàng, dòng nước này được biết đến là một trong những nơi có tính axit nhất trên Trái đất. Nước có độ pH dao động trong khoảng 1,7-2,5 và đe dọa đến bất kỳ sinh vật sống nào. Những vị khách duy nhất của "dòng sông sao Hỏa" này là những nhà khoa học yêu thích tìm hiểu về vi khuẩn.

Sông Dương Tử, Trung Quốc

Con sông dài thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau Amazon và sông Nile nhưng lại vượt xa chúng ở một lĩnh vực không mấy tích cực khác. Do tình hình thực tế, 17 ngàn khu định cư nằm trên bờ sông Dương Tử hầu hết không có hệ thống lọc, tất cả chất thải đều được thải thẳng vào sông. Thêm vào độ ô nhiễm đó là nhiều nhà máy hóa chất, các tổ hợp thép và hóa dầu cũng như vận chuyển hàng hóa thường xuyên khiến cho khối lượng nước bị ô nhiễm trong tuyến đường thủy này của Trung Quốc đạt 34 tỷ tấn và vẫn đang tiếp tục tăng.

Sông Amazon, Nam Mỹ

Con sông này được coi là nguy hiểm nhất trên thế giới mặc dù nó cũng thuộc top kỳ quan thiên nhiên thế giới. Con sông rất dũng mãnh, mỗi giây đổ ra Đại Tây Dương khoảng 220 nghìn mét khối nước và được trao tặng danh hiệu "Biển sông". Trong sông chứa đầy các sinh vật nguy hiểm như cá piranha phàm ăn, Cayman đen tàn nhẫn, Anaconda khổng lồ, Arkaima săn mồi khổng lồ và vô số ký sinh trùng nhỏ nhưng không kém khủng khiếp. Lưu vực sông Amazon có nhiều đầm lầy bất khả xâm phạm và vũng lầy chết người khi chúng tràn ra tạo thành những đợt sóng thủy triều cao, phá hủy các cánh đồng và làng mạc.

Sông Hằng, Ấn Độ

Sử thi Ấn Độ "Ramayana" kể, vùng nước của dòng sông thiêng Ganges với sức mạnh mang lại sự sống cho người chết và thoát khỏi bệnh tật. Thật không may, thực tế khác xa với những huyền thoại. Dòng sông nổi tiếng này của Ấn Độ được đưa vào danh sách các vùng nước bị ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Chất thải của nhiều nhà máy và các thành phố đông đúc đã khiến số lượng vi khuẩn enterobacteria trong đó cao gấp 120 lần so với bình thường, dẫn đến các bệnh truyền nhiễm và gây ra cái chết cho hàng ngàn người mỗi năm. Ngoài ra, nghi thức thủy táng ở Varanasi cũng góp phần cản trở việc làm sạch dòng sông thiêng này.

Sông Citarum, Indonesia

Với xuất hiện của các nhà máy cùng dân cư đông đúc dọc theo dòng Citarum, con sông từng một thời đẹp đẽ hiện đã trở thành một trong những dòng sông ô nhiễm nhất trong tự nhiên. Nằm trên đảo Java, bị bao vây bởi hơn 500 nhà máy với nước bẩn, nhiễm vi khuẩn và bị ngợp dưới một lớp dày chất thải gia đình cũng như chất thải công nghiệp đã khiến ô nhiễm tại Citarum đạt đến điểm cực hạn trong rất nhiều năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News