Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm

Ong mật, tinh tinh, ếch trâu Mỹ hay tôm hùm gai Caribe thường chủ động tránh xa đồng loài nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

Các động vật cách ly với đồng loại vì bệnh truyền nhiễm

Người dân ở các nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 đang chật vật tìm cách tránh tiếp xúc với người khác và ở trong nhà. Cách ly xã hội (social distancing) không phải khái niệm mới trong thế giới tự nhiên, nơi bệnh truyền nhiễm rất phổ biến. Trên thực tế, một số loài động vật giữ khoảng cách với đồng loại trong cộng đồng của chúng nếu phát hiện mầm bệnh ở cá thể đó.

Cách ly xã hội là một thách thức bởi cá thể nhiễm bệnh không phải lúc nào cũng dễ phát hiện, theo Joseph Kiesecker, trưởng nhóm nghiên cứu của tổ chức The Nature Conservancy. Tuy nhiên, với giác quan nhạy bén, nhiều loài động vật có thể phát hiện một số bệnh truyền nhiễm, đôi khi trước cả lúc xuất hiện triệu chứng dễ nhận biết và điều chỉnh hành vi để tránh lây bệnh.

Ong mật

Các bệnh do vi khuẩn như bệnh thối ấu trùng châu Mỹ thường gây ảnh hưởng nặng nề cho các đàn ong mật, theo Alison McAfee, nghiên cứu sinh hệ sau tiến sĩ ở khoa Côn trùng học và Mầm bệnh cây trồng ở Đại học Bắc Carolina, Mỹ. Ấu trùng nhiễm bệnh phát ra mùi hóa học mà những con ong trưởng thành có thể đánh hơi như hỗn hợp axit oleic và β-ocimene, một loại pheromone ở ong. Sau khi xác định cá thể mang mầm bệnh, ong thợ thường ném chúng ra khỏi tổ.

Tinh tinh

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm
Tinh tinh bại liệt bị các thành viên khác trong đàn cô lập. (Ảnh: National Geographic).

Năm 1966, trong khi nghiên cứu tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania, nhà linh trưởng học Jane Goodall quan sát một con tinh tinh tên McGregor mắc bệnh bại liệt do virus có độ lây nhiễm cao gây ra. Nó bị đồng loại tấn công và cô lập. Trong một tình huống, con tinh tinh bị liệt một phần tới gần những con tinh tinh khác đang chải lông cây. Nó vươn tay chào nhưng các thành viên trong đàn mau chóng bỏ đi mà không hề ngoái lại. "Trong hai phút, tinh tinh McGregor ngồi bất động nhìn chằm chằm sau lưng chúng", Goodall kể lại.

Goodall cũng ghi nhận một số trường hợp tinh tinh bị bệnh bại liệt trong nghiên cứu. Bà ghi nhận vài cá thể nhiễm bệnh được chào đón trở lại đàn. Goodall lý giải giống như con người, tinh tinh là sinh vật bị ảnh hưởng bởi hình thức. Sự kỳ thị ban đầu đối với tinh tinh bại liệt có thể đến từ nỗi sợ hãi đối với hình hài biến dạng của chúng, một phần trong chiến lược nhằm tránh lây bệnh.

Ếch trâu Mỹ

Trước khi Kiesecker bắt đầu nghiên cứu nòng nọc ếch trâu Mỹ vào cuối thập niên 1990, các mô hình dự đoán sự lây lan của bệnh dịch trong một quần thể động vật hoang dã cho rằng sự tiếp xúc với cá thể nhiễm bệnh mang tính ngẫu nhiên. Trong các thí nghiệm, Kiesecker nhận thấy nòng nọc không chỉ có khả năng phát hiện bệnh nhiễm nấm nguy hiểm ở những con nòng nọc khác mà các cá thể khỏe mạnh còn chủ động tránh tiếp xúc với đồng loại bị ốm. Tương tự ong mật, nòng nọc dựa vào tín hiệu hóa học để xác định con bị ốm.

Tôm hùm gai Caribe

Những động vật cách ly đồng loại mắc bệnh truyền nhiễm
Tôm hùm chủ động tránh xa cá thể bị ốm trước thời gian lây bệnh. (Ảnh: Wikipedia).

Tôm hùm gai Caribe cũng xua đuổi cá thể nhiễm bệnh trong quần thể trước khi bản thân chúng bị lây. Thời gian để những con tôm hùm mang virus Panulirus argus lây sang đồng loại là khoảng 8 tuần sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tôm hùm khỏe mạnh thường tránh xa trong vòng 4 tuần sau khi đồng loại của chúng nhiễm virus nhờ khả năng đánh hơi hợp chất hóa học phát ra từ con bị ốm

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Động vật cái sống lâu hơn đực trung bình 18,6%

Không chỉ ở quần thể người (phụ nữ sống lâu hơn nam giới), các nhà khoa học phát hiện các động vật có vú khác cũng có tuổi thọ cao hơn con đực.

Đăng ngày: 26/03/2020
Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Loài chuột sống trên đỉnh núi lửa cao gần 7000m

Các chuyên gia phát hiện động vật có vú sống ở độ cao lớn nhất thế giới, nơi cây không thể mọc và mức nhiệt xuống đến -65 độ C.

Đăng ngày: 26/03/2020
Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Hầu hết các hệ sinh thái trên thế giới là kết quả của hàng thiên niên kỷ tiến hóa của các loài sinh vật, thích nghi với môi trường cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Đăng ngày: 24/03/2020
Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Cóc cái có thể chủ động giao phối với cóc đực thuộc loài khác nếu điều đó mang lại cơ hội thích nghi tốt hơn, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 23/03/2020
Dơi quỷ

Dơi quỷ "hôn" đồng loại để truyền máu

Khi kết bạn, dơi quỷ sẽ chải lông và chia sẻ thức ăn là máu hút được từ sinh vật khác qua đường miệng.

Đăng ngày: 23/03/2020
Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Cá sấu đã tồn tại gần 100 triệu năm, nhờ những đặc điểm sinh học và kỹ năng đặc biệt giúp chúng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 22/03/2020
Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Sự hiện diện của những đàn ngựa, bò rừng hay tuần lộc ở vùng cực có thể làm chậm tốc độ tan băng vĩnh cửu, giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News