Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

Các em bé có vẻ như ngờ nghệch trong 6 tháng đầu đời, nhưng các nhà khoa học đã ngày càng ngạc nhiên khi phát hiện ra nhiều khả năng phi thường của trẻ em mà người lớn không có.

  • Sức khỏe trẻ sơ sinh phụ thuộc tâm trạng của mẹ trước và sau khi sinh
  • Trẻ sơ sinh học cả trong giấc ngủ
  • Giải mã bí ẩn vì sao bé sơ sinh hay khóc

Kinh ngạc với khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

Từ "infant" - trẻ sơ sinh, trong tiếng Latin có nghĩa là "không biết nói", nhưng trẻ em đã xây dựng nên nền tảng ngôn ngữ từ khi trước khi chúng sinh, bằng cách phản ứng với những âm thanh ục ịch trong nước ối. Ngay khi vừa sinh ra, trẻ sơ sinh đã là những nhà phân tích tinh xảo và say mê, có thể nhìn thấy những chi tiết trong thế giới mà người lớn, trẻ lớn tuổi hơn không thể nhìn ra.

Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy:

1 giờ đầu tiên khi ra đời: bắt chước điệu bộ của người lớn. 

Chuyển động môi và lưỡi, thay đổi hình dạng của miệng, cười bằng mắt, trẻ em có thể tái lập điệu bộ mà nó nhìn thấy trên khuôn mặt.

Sau vài ngày tuổi: trẻ sơ sinh có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.

Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

3 tháng tuổi: biết người khác muốn nói gì. 

Các nhà khoa học Anh phát ra âm thanh giống giọng nói con người, những tiếng cười, khóc, ngáp… cho trẻ sơ sinh trong lúc ngủ. Nhờ máy chụp sóng não bộ IRM, họ quan sát phản ứng. Tại vỏ não thái dương trước, vùng chuyên xử lý âm thành của người lớn, đã có hoạt động. Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy âm thanh buồn cũng làm cho vỏ não thùy trán và tủy, vùng xử lý cảm xúc, hoạt động. Như vậy, những em bé 3 tháng tuổi biết rõ mẹ chúng và cả gia đình đang vui hau buồn.

Khi 4-5 tháng: trẻ có thể đọc môi, khớp khuôn mặt trên video câm với các âm thanh "ee" và "ah". 

Kết quả mới nhất được công bố là trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi có thể chỉ ra một ai đó có đang nói tiếng mẹ đẻ hay không mà không cần tới âm thanh, chỉ cần nhìn đoạn phim câm trên màn hình. Tuy nhiên, khả năng này sẽ mất đi khi được 8 tháng tuổi, nếu như đứa trẻ không được lớn lên trong môi trường song ngữ.

Trẻ sơ sinh có thể nhận ra nguyên âm và phụ âm của mọi ngôn ngữ trên thế giới, và chúng có thể nhận ra sự khác biệt của các âm thanh trong tiếng nước ngoài mà người lớn hầu như mù tịt.

Trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu có thể nhìn ra sự khác biệt giữa 2 khuôn mặt khỉ mà người lớn cho rằng chúng giống hệt nhau, đồng thời ghép được tiếng kêu của khỉ với hình khuôn mặt chúng.

Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là chuyên gia về nhịp điệu, có khả năng phân biệt nhịp điệu của nền văn hoá mình với nền văn hoá khác.

Thực tế, tất cả những kỹ năng trên sẽ suy giảm khi đứa trẻ vượt qua mốc 6 tháng tuổi và học cách loại bỏ những thông tin ít giá trị.

Nghiên cứu mới cho 36 đứa trẻ sơ sinh xem 3 đoạn video trong đó một người nói 2 thứ tiếng Anh - Pháp. "Sau tất cả những gì chúng tôi thử nghiệm, các em bé đã bộc lộ những kỹ năng phi thường này", Whitney M. Weikum tại Đại học British Columbia nói.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngôn ngữ là một trải nghiệm đa âm chiều. "Chúng ta không chỉ nhìn thấy một bông hồng. Chúng ta cảm nhận được sự mềm mại của cánh hồng và ngửi được mùi hương của nó", George Hollich tại Đại học Purdue nói. "Cũng như thế ngôn ngữ không chỉ là nghe và nhìn thấy từ 'hoa hồng'. Chúng ta sẽ ngay lập tức liên hệ từ với hình dáng, cảm giác và mùi của nó, thậm chí là hình ảnh của người nói lên từ đấy. Nghiên cứu này cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận ra một số ngôn ngữ chỉ cần nhìn vào khuôn mặt".

7 tháng tuổi: biết nhận ra nỗi sợ hãi

Các nhà nghiên cứu Phần Lan phát hiện điều này khi đo điện não đồ của trẻ sơ sinh vào năm 2009. Lúc 5 tháng tuổi, điện Não đồ không có gì khác biệt khi được xem những bức ảnh một khuôn mặt vui cười hay khóc. Nhưng lúc 7 tháng tuổi, đã có sự khác biệt rõ rệt. Thời gian chú ý trên khuôn mặt khóc cũng lâu hơn. Như vậy, ở lứa tuổi này, đứa trẻ biết giải mã biểu hiện trên khuôn mặt của những người lớn ở chung quanh nó và học hỏi được từ đó những mối hiểm nguy mà chúng phải cảnh giác khi không còn được bố mẹ bảo vệ.

8 tháng tuổi: biết khát khao công lý

Muốn hiểu được quan điểm của trẻ em về sự trừng phạt, các nhà nghiên cứu một lần nữa cho chúng xem một vỡ kịch với hai “nhân vật thiện” và “nhân vật ác” chơi một quả bóng. Lại xuất hiện thêm hai nhân vật mới: một kẻ tặng quả bóng cho cả hai và một kẻ cướp quả bóng của họ. Những trẻ 5 tháng tuổi muốn chơi với kẻ trao quả bóng cho hai “nhân vật thiện”“nhân vật ác”. Nhưng trẻ đúng 8 tháng tuổi lại khác: chúng thích thú với kẻ giật quả bóng từ “nhân vật ác”. Nói khác đi, chúng muốn có người trừng phạt “nhân vật ác”, lấy quả bóng khỏi tay hắn.

13 tháng tuổi: biết phán đoán

Nếu một người lớn giả vờ mừng vui trước cái hộp rỗng thì trẻ em đã biết tỏ rõ thái độ mất tin tưởng. Quả vậy, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Concordia tai Montréal (Canada) đã chứng minh: nếu chính những người lớn này sau đó làm những động tác kỳ quặc như dùng cái đầu để bắm công tắc điện, chỉ có 34% trẻ bắt chước theo.

Nhưng nếu một người lớn được xem là đáng tin cậy (không phản ứng giả tạo trước một cái hộp rỗng), 64% trẻ em sẽ bắt chước hành động của anh ta như bật công tắc đèn theo kiểu mới. Mặt khác, các nhà khao họcHungary chứng minh trẻ em 14 tháng tuổi chỉ bắt chước theo một kỹ thuật mới nếu nó có vẻ hữu hiệu hơn. Nếu người lớn dùng cái đầu để bật công tắt điện vì hai tay đang bị trói, trẻ sẽ không bắt chước theo. Với chúng, kỹ thuật thực hiện trong tình thế bắt buộc này không đáng để học theo vì nó không hữu hiệu bằng dùng bàn tay.

Những khả năng kỳ diệu của trẻ sơ sinh

15 tháng tuổi: biết phỏng đoán ý định của người khác

Một người lớn chơi với những đứa trẻ 15 tháng tuổi. Anh ta cố tìm một con búp bê có bím tóc màu xanh giấu trong hai cái hộp. Trong lúc anh ta vắng mặt, một cái hộp bị đánh tráo. Bên dưới cái nắp thò ra vài sợi tóc màu xanh khiến cho người ta lầm tưởng con búp bê ở bên trong. Bọn trẻ nhìn thấy mọi động tác đánh tráo này. Người lớn sẽ tìm con búp bê ở đâu? Trong chiếc hộp ngụy tạo hay trong chiếc hộp có con búp bê? Thí nghiệm này được tiến hành tại Đại học Illinois (Mỹ)vào năm 2008, cho thấy trẻ em không kinh ngạc khi nhìn thấy người lớn mở cái hộp có mấy sợi tóc giả thò ra ngoài.

Chúng cho rằng người lớn không thể biết mình bị lừa và tự đặt mình vào vị trí của họ. Trái lại, khi người lớn nhìn vào chiếc hộp không có lọn tóc giả màu xanh, chúng tỏ ra kinh ngạc và tự hỏi vì sao anh ta không chú ý đến cái hộp kia. Phản ứng này cho thấy những “mầm nóng của trí tuệ” đã xuất hiện rất sớm nơi trẻ em. Nó tiết lộ “mọi tiến trình hiểu biết” cho phép con người hiểu được ý định, niềm tin và ước muốn của kẻ khác.

18 tháng tuổi: biết lý luận trừu tượng

Trẻ 18 tháng tuổi lý luận còn giỏi hơn những đứa trẻ lớn tuổi! Chúng cứ đã được Caren Wlaker và các đồng nghiệp tại Đại học Berkeley (California) đưa ra. Họ đặt lần lượt hai khối có hình thù khác nhau trên một chiếc hộp trước mặt của những em bé 18 tháng tuổi. Khi hai khối có hình thù giống nhau được đặt lên lần lượt, một dòng nhạc phát ra. Sau 3 lần làm liên tục, lũ trẻ hiểu được tiến trình và chúng giúp nhà nghiên cứu tìm được những khối cùng hình thù để nhạc có thể phát ra.

Thí nghiệm này được lập lại với trẻ em ở trường mẫu giáo. Điều gây kinh ngạc là chúng không thành công bằng nhóm trẻ 18 tháng tuổi. Caren Walker phân tích: “Những đứa trẻ lớn hơn thực sự có khả năng suy luận kém hơn”. Theo bà, thực ra học hỏi có thể làm hại cho khả năng lý luận trừu tượng của trẻ em…

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News