Những loài động vật tuyệt chủng vì sự thiếu hiểu biết của loài người

Tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật bởi tác động của môi trường, thế nhưng cũng có rất nhiều loài động vật phải chịu số phận này vì sự thiếu hiểu biết của con người.

Chim Moa

Chim Moa là một trong những loài chim lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất, chúng có thể đạt tới chiều cao 3,5 mét và nặng hơn 250 kg. Hóa thạch chim Moa xuất hiện trong khu hệ động vật St. Bart Hans cách đây 19 triệu năm. Trong hàng nghìn năm, chim Moa là loài động vật ăn cỏ chiếm ưu thế trong hệ sinh thái rừng của New Zealand cho đến khi người Maori xuất hiện. Vào khoảng năm 1300 sau Công nguyên. Chỉ trong 100 năm, loài chim Moa đã suy giảm số lượng từ 58.000 cá thể xuống không còn con nào. Một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới, đại bàng Hast, cũng phải hứng chịu số phận tương tự. Bởi loài đại bàng khổng lồ này lấy chim Moa làm thức ăn.

Dexteria floridana

Sống trong một cái ao ở phía nam Gainesville, Florida, đây là một loài tôm độc nhất vô nhị, chúng được các nhà sinh vật học phát hiện vào năm 1953. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu đến những khu vực ao mà chúng sinh sống vào năm 2011, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng cái ao này đã bị lấp. Kể từ đó, loài tôm có một không hai này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác, và cuối cùng nó đã bị tuyên bố tuyệt chủng.

Meiolania

Đây là một loài rùa có sừng xuất hiện từ 34 triệu năm trước, chúng sống trên ba hòn đảo Vanuatu, Lord Howe và New Caledonia ở Úc. Loài rùa này có kích thước rất lớn, với chiều rộng lên tới 60 cm và chiều dài cơ thể 2,5 mét. Nó là loài lớn nhất trong số tất cả các loài rùa biển được biết đến. Sau khi người Lapitas đến những hòn đảo này cách đây 3000 năm, những con rùa khổng lồ này đã tuyệt chủng chỉ trong khoảng 200 năm. Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu của Úc đã phát hiện ra hài cốt của một con rùa có sừng, có đầy đủ xương chân, nhưng không có mai rùa và hộp sọ, điều này có nghĩa là người Lapitas săn bắt rùa sừng và chỉ ăn chân của chúng, giống như cách mà con người hiện đại săn cá mập mà chỉ cắt vây còn những phần còn lại sẽ bị ném xuống biển.

Hổ Tasmania

Chúng còn được gọi là thylacine, loài động vật này sống ở đồng cỏ Úc và rừng mưa nhiệt đới của New Guinea từ 4 triệu năm trước, sau đó rút về Tasmania do các hoạt động của con người. Loài này bị săn đuổi và giết đến tuyệt chủng vì mọi người tin rằng chúng là loài động vật có hại, săn cừu, gia cầm của nông dân và là một "con quỷ" chuyên đi giết dê, vì vậy họ rất ghét loài động vật này và đưa ra phần thưởng cho việc giết chết chúng. Trên thực tế, hàm của thylacine rất mỏng manh, chúng chủ yếu sống nhờ vào việc săn bắt các loài động vật nhỏ như thú có túi. Thủ phạm thực sự giết cừu của những người nông dân là chó hoang Úc. Năm 1936, con hổ Tasmania cuối cùng chết và toàn bộ loài này bị tuyên bố tuyệt chủng.

Cua Texas

Nó được phát hiện trong một suối nước muối có nồng độ cao đến một cách kỳ lạ bởi khu vực này cách xa bờ biển 800 km ở Estelaine, Texas, Hoa Kỳ vào năm 1962. Tuy nhiên, trước khi các nhà sinh học xuất bản bài báo mô tả loài cua này, Quân đoàn Công binh Hoa Kỳ đã xây dựng một con đập xung quanh suối muối vào năm 1964, khiến độ mặn của suối nước này tăng lên và giết chết tất cả sinh vật sống trong suối muối. Chỉ hai năm sau khi được phát hiện, loài cua này đã bị tuyệt chủng.

An ca lớn

Nó đã từng phân bố rộng rãi trên các hòn đảo xung quanh Đại Tây Dương, do có hình dáng giống với chim cánh cụt nên nó được gọi là Chim cánh cụt lớn ở Bắc Cực, chúng không biết bay, đi chậm và không sợ con người. Và chính điều này đã mang đến thảm họa tuyệt chủng cho loài An ca lớn. Ngoài việc săn bắt một số lượng lớn để lấy thịt, trứng và lông của chúng, sự phát triển của con người ở quy mô lớn cũng dẫn đến sự thu hẹp môi trường sống của loài này đã khiến cho chúng suy giảm số lượng một cách nghiêm trọng. Cuối cùng vào ngày 3 tháng 7 năm 1844, cặp An ca lớn cuối cùng đã bị con người giết chết trong thời gian ấp trứng, và toàn bộ quần thể bị tuyệt chủng.

Chim Huia

Sống ở phía bắc của New Zealand, cánh của chúng có màu xanh đen rất đẹp. Các tù trưởng của người Maori bản địa rất dùng lông đuôi màu đen với viền trắng của chúng để làm vật trang sức. Ngoài ra, những người phụ nữ Châu Âu thời thuộc địa cũng sử dụng lông của nó như một biểu tượng của địa vị xã hội. Thậm chí, những chiếc lông đuôi của chúng được bán với giá rất cao ở một số nơi. Điều này đã khiến cho chúng bị săn đuổi hàng loạt và cuối cùng, loài chim này được xác nhận là đã tuyệt chủng vào năm 1907.

Bồ câu viễn khách

Đây có thể được coi là loài động vật tuyệt chủng đáng tiếc nhất trên Trái Đất. Chúng từng là loài chim phổ biến nhất trên hành tinh của chúng ta. Số lượng của loài này ở Bắc Mỹ đã từng lên tới 5 tỷ cá thể.

Đàn chim lớn nhất từng được ghi nhận dài tới 500 km và rộng 1,6 km và phải mất tới vài ngày để cả đàn chim này có thể bay qua một khu vực. Chúng đã từng là một loài có quần thể phát triển cực kỳ thịnh vượng, sau khi bị con người săn bắt với số lượng lớn và thậm chí người ta còn dùng tới đại bác để săn đuổi chúng, loài chim này đã tuyệt chủng chỉ sau vài chục năm.

Genyornis newtoni

Loài chim khổng lồ này sống ở Úc có mỏ rất lớn, chúng là loài chim ăn thịt cao tới 2,1m, nặng 230kg, trứng của chúng nặng khoảng 1,6kg. Chính quả trứng khổng lồ này đã mang đến cho chúng thảm họa diệt vong. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications vào năm 1999, người ta suy đoán rằng sau khi con người đến Úc, họ đã đánh cắp và nấu chín một lượng lớn trứng chim để ăn, điều này đã dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng khoảng 30.000 năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News