Những loài hóa thạch sống tồn tại lâu nhất trên Trái đất

Tôm nòng nọc, cá vây tay, con sam là những động vật thường được ví như hóa thạch sống do gần như không thay đổi suốt hàng trăm triệu năm.

Những loài hóa thạch sống tồn tại lâu nhất trên Trái đất
Tôm nòng nọc bơi dưới ao nước. (Ảnh: Marián Polák)

Tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness trao danh hiệu "sinh vật sống lâu đời nhất" cho tôm nòng nọc (Triops cancriformis) vào tháng 11/2010. Các hóa thạch cho thấy loài giáp xác giống tôm này đã tồn tại từ kỷ Tam Điệp (cách đây 201,3 - 251,9 triệu năm), Live Science hôm 12/12 đưa tin.

Tôm nòng nọc có cơ thể giống chiếc thuổng, hình dáng hoàn hảo để đào dưới đáy những vũng nước tạm thời mà chúng trú ngụ. Cấu tạo cơ thể này hiệu quả đến mức chúng giữ nguyên trong hàng trăm triệu năm. Dù vậy, nghiên cứu ADN công bố từ năm 2010 hé lộ tôm nòng nọc chưa bao giờ ngừng tiến hóa bên dưới lớp vỏ giáp của chúng, tạo ra khác biệt giữa các loài mà mắt người không thể luôn luôn phát hiện.

Ví dụ, tôm nòng nọc T. cancriformis chỉ là một hậu duệ của tổ tiên kỷ Tam Điệp và không lớn hơn 25 triệu năm tuổi, theo nghiên cứu năm 2013 công bố trên tạp chí PeerJ. Theo một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên tạp chí PLOS One, chúng có thể mới 2,6 triệu năm tuổi.

Một số loài còn sống ngày nay dường như cũng không thay đổi trong hàng triệu năm, có thể cạnh tranh danh hiệu động vật sống lâu nhất trên Trái Đất với tôm nòng nọc. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là nhóm cá biển sâu có tên cá vây tay (Coelacanth). Giới nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện hóa thạch cá vây tay vào thế kỷ 19 và cho rằng chúng tuyệt chủng cuối kỷ Phấn Trắng cách đây 66 triệu năm. Nhưng sau đó, năm 1938, các ngư dân bắt được một con cá vây tay còn sống ngoài khơi Nam Phi. Ước tính loài cá cổ đại này có niên đại hơn 400 triệu năm.

Những loài cá vây tay sống ở biển ngày nay không giống như cá vây tay hóa thạch đã tuyệt chủng. Một nghiên cứu năm 2010 trên tạp chí Marine Biology hé lộ các loài còn sống xuất hiện trong vòng 20 - 30 triệu năm qua. Điều tương tự cũng đúng với con sam đã tồn tại khoảng 480 triệu năm. Nghiên cứu công bố năm 2012 trên tạp chí Molecular Phylogenetics and Evolution cho thấy nhóm sam châu Á cổ nhất còn sống gọi là Tachypleus mới chỉ xuất hiện khoảng 25 triệu năm trước, dù có hình dáng giống những hóa thạch hàng trăm triệu năm tuổi.

Các nhà sinh vật học vẫn chưa thể giải mã hoàn chỉnh lịch sử tiến hóa của tất cả động vật sống. Tuy nhiên, tôm nòng nọc, cá vây tay và con sam hé lộ ngay cả những tổ chức sinh vật có vẻ ổn định nhất cũng thay đổi. Nghiên cứu hóa thạch chỉ ra các loài tồn tại trong thời gian 500.000 - 3 triệu năm trước khi tuyệt chủng hoặc bị thay thế bởi một loài hậu duệ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
3 giống mèo bác sĩ thú y khuyên nên tránh xa

3 giống mèo bác sĩ thú y khuyên nên tránh xa

Một số giống mèo có thể mang lại nhiều vấn đề hơn là niềm vui.

Đăng ngày: 12/12/2022
Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Trái đất quả là có rất điều kỳ thú mà đôi khi chúng ta không thể khám phá hết. 5 loài động vật hoang dã với khả năng tỏa ra mùi thơm quyến rũ dưới đây chính là minh chứng.

Đăng ngày: 10/12/2022
Cận cảnh loài chim cú cá quý hiếm xuất hiện ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Cận cảnh loài chim cú cá quý hiếm xuất hiện ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vừa xuất hiện trở lại một con chim cú cá (còn gọi là Dù dì phương Đông) quý hiếm.

Đăng ngày: 10/12/2022
Tiếng khóc ai oán thấu trời xanh của voi mẹ giữa đêm khuya và câu chuyện đầy cảm động sau đó

Tiếng khóc ai oán thấu trời xanh của voi mẹ giữa đêm khuya và câu chuyện đầy cảm động sau đó

Con người và các loài động vật từ thời xa xưa đã có thể chung sống hòa bình cùng với nhau. Trải qua bao nhiêu năm tháng, điều này vẫn sẽ mãi không bao giờ thay đổi.

Đăng ngày: 08/12/2022
Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh

Phát hiện sinh vật đầu tiên trên thế giới có khả năng tự sản xuất kháng sinh

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát hiện ra loài ngao cứng châu Á (Meretrix petechialis) có thể tạo ra Erythromycin – một loại kháng sinh phổ biến được dùng để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp

Đăng ngày: 07/12/2022
Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết sau khi cấy gene não người cho chuột thí nghiệm, chúng đã được cải thiện rõ khả năng học tập và ghi nhớ.

Đăng ngày: 07/12/2022
Khám phá kỹ thuật mở rộng âm vực của loài dơi

Khám phá kỹ thuật mở rộng âm vực của loài dơi

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Nam Đan Mạch đã điều tra các kỹ thuật tạo tiếng ồn của dơi Daubenton.

Đăng ngày: 07/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News