Những loại quả người lớn tuổi nên hạn chế ăn
Vải, sầu riêng, lê, khế là một số loại quả không thích hợp với người cao tuổi có các cơ quan nội tạng đang dần suy yếu.
Trái cây thường được đánh giá tốt cho sức khỏe tuy nhiên, với người nhiều tuổi, một số loại quả có thể khiến các cơ quan trong cơ thể tổn thương. Dưới đây là những trái cây yêu thích và đáng sợ với các cơ quan nội tạng.
Trái tim: Thích táo, ghét vải
Các polyphenol và flavonoid trong táo tốt cho mạch máu, cải thiện tính thẩm thấu của mạch máu, giảm lipid và cholesterol trong máu.
Bệnh nhân bị bệnh tim không được ăn vải vì loại quả này có tính nóng, có thể làm tình trạng nặng thêm.
Quả vải có vị ngon ngọt nhưng ăn nhiều không tốt cho tim. (Ảnh: Tastingtable).
Gan: Sợ nhất sầu riêng
Sầu riêng có hàm lượng đường rất cao. Sau khi ăn, đường được chuyển hóa thành chất béo, làm tăng triglycerid (một dạng chất béo), gây kháng insulin và có thể làm tổn thương gan.
Lá lách: Yêu bưởi và sợ lê
Bưởi có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng điều khí, hóa đờm, bổ tỳ vị. Loại quả này có thể tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, phát tán suy nhược và bổ khí.
Lê có tính lạnh, ăn quá nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị, dạ dày. Đặc biệt người già, trẻ em và những người tỳ vị hư yếu nên ăn ít.
Dạ dày: Thích đu đủ, sợ nhất quả hồng
Đu đủ có chứa một chất gọi là papain, có thể giúp cơ thể phân hủy protein trong thịt và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Vì vậy những bạn tiêu hóa kém có thể ăn một ít đu đủ.
Quả hồng chứa nhiều tanin. Ăn hồng khi bụng đói, tanin kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày, sinh ra các khối bã, gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu hoá, tắc ruột. Có trường hợp phải phẫu thuật để lấy các khối bã ra.
Thận: Mê nho, sợ khế
Nho có tính chất chua ngọt, tốt cho lá lách, phổi và thận.
Khế có thể gây hại cho thận. (Ảnh minh họa: Droidoo).
Trong khi đó, khế chứa oxalat có nguy cơ gây hại cho thận. Sau khi ăn khế, người bình thường có thể đào thải các yếu tố độc hại liên quan qua thận. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị nhiễm độc niệu hoặc thận kém sẽ khó loại chất độc ra ngoài dẫn đến giãn mao mạch cầu thận.
Một số loại quả tốt cho từng loại bệnh
- Thiếu máu: Nho, cam, cà chua, táo, dâu tây, cherry.
- Cholesterol cao: Măng cụt, quả óc chó.
- Cao huyết áp: Chuối, dưa hấu, nho, cà chua, quả óc chó, quả đào.
- Xơ cứng động mạch: Táo, bơ, quả óc chó, cà chua, chuối.
- Bệnh tim: Táo, kiwi, lê, dưa hấu, dứa, quả óc chó, chuối.
Cách xử lý vết thương có nguy cơ nhiễm vi trùng uốn ván
Collagen chống lão hóa? Đúng, song đừng bị lừa!
Hợp chất “nấm ma thuật” có thể thay thế thuốc điều trị trầm cảm

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.
