Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn "khóc thét"

Những sinh vật này có thể đi vào thông qua đường ống của bồn cầu, và nếu chẳng may lúc đó bạn đang đi vệ sinh thì...

1. Rắn

Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn khóc thét
 Đường ống nhà vệ sinh ẩm ướt rất hấp dẫn với rắn.

Rắn là loài ưa thích những nơi mát mẻ, ẩm ướt và tối, đó là lý do tại sao đường ống nhà vệ sinh của bạn có thể rất hấp dẫn chúng. Trên thực tế, có hai cách mà rắn có thể đi vào trong nhà vệ sinh của bạn, đặc biệt là bồn cầu.

Đầu tiên là thông qua một khe hở trong nhà của bạn như cửa sổ mở hoặc cửa trượt. Khi trời đặc biệt nóng và khô vào mùa hè, rắn sẽ tìm kiếm nước và bồn cầu chính là nơi lý tưởng để chúng chui vào.

Cách thứ hai rắn có thể chui vào nhà vệ sinh là thông qua một lỗ thông cống. Cống rãnh có thể là nơi ẩn náu của chuột và chuột cống. Rắn sẽ chui vào cống để tìm kiếm thức ăn. Chúng có thể chui qua cống rãnh và vô tình luồn lách qua khúc để đến được bồn cầu nhà bạn.

Việc rắn chui vào bồn cầu là một chuyện khá hiếm khi xảy ra. Hầu hết những người xử lý rắn bắt rắn từ sân sau hoặc trong phòng ngủ, chứ không phải từ nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nắng nóng có thể khiến rắn ra ngoài thường xuyên hơn, do đó, số lần xuất hiện có thể tăng lên nếu bạn không áp dụng các cơ chế phòng ngừa để ngăn rắn xâm nhập vào nhà.

2. Chuột

Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn khóc thét
Chuột cũng thường xuyên theo đuổi thức ăn và đường ống của chúng ta có thể rất hấp dẫn chúng.

National Geograpic đã tiến hành một thí nghiệm để xác minh tính chân thực của một lời đồn đại rất phổ biến ở các đô thị về những con chuột. Loài gặm nhấm này được cho là có thể thông qua những đường ống thoát nước dài và chằng chịt như mê cung rồi chui qua bồn cầu để vào nhà. Chuột là những “vận động viên bơi lội” cừ khôi, và chúng thậm chí còn có thể lặn trong nước liên tục tới ba phút. Tự nhiên đã ban cho loài chuột sự linh hoạt tuyệt vời với cấu tạo cơ thể thích hợp cho việc chui rúc vào bất kỳ khe lỗ nào mà cái đầu nhỏ của chúng lọt qua được.

Giống như rắn, chuột cũng thường xuyên theo đuổi thức ăn và đường ống của chúng ta có thể rất hấp dẫn chúng. Trong những ngôi nhà mà nhà vệ sinh và rác thải nằm trong cùng một đường ống, chuột có nhiều khả năng tìm được đường vào hơn. Và bởi vì cấu tạo xương của chúng rất linh hoạt, chúng có thể bơi qua các đường ống và nín thở trong vài phút trước khi chúng đến được bồn cầu nhà bạn.

Chuyện chuột chui vào nhà qua đường cống thoát nước không phải là chuyện huyền thoại mà nó có thực. Ngay cả những nơi hẻo lánh như ở thị trấn nhỏ Portland, bang Oregon (Mỹ) các nhà chức trách cho biết tháng nào họ cũng nhận được những cuộc gọi từ người dân phàn nàn về chuyện có chuột trong bồn cầu nhà vệ sinh thì chẳng khó khăn gì để hình dung cảnh lũ chuột hoành hành tại các đô thị lớn!

3. Thằn lằn

Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn khóc thét
Thằn lằn rất thích nước và chúng cố gắng tìm kiếm thức ăn ở bất cứ đâu chúng có thể.

Ở Tây Nam Hoa Kỳ, thằn lằn chui qua đường ống nhà vệ sinh là một chuyện khá phổ biến. Đó là bởi vì những sinh vật này rất thích nước và chúng cố gắng tìm kiếm thức ăn ở bất cứ đâu chúng có thể. Dế và các loại côn trùng khác (như ruồi) có thể được tìm thấy rất nhiều trong đường ống dẫn nước của nhà vệ sinh nếu nó không được giữ sạch sẽ.

4. Possums

Những sinh vật có thể đột nhập vào nhà vệ sinh và khiến bạn khóc thét
Chồn Possums có thể chui vào nhà vệ sinh của bạn theo cách tương tự như loài chuột.

Vào năm 2008, một người đàn ông đang ở trong phòng tắm của mình ở Úc thì thấy nước trong bồn cầu trào ra. Một lúc sau, một con thú có túi xuất hiện (Possums) và đây không phải là lần đầu tiên điều này xảy ra. Trong một lần khác, một phụ nữ tìm thấy một con thú có túi Possums đã chết trong nhà vệ sinh của mình. Những vị khách khác thường này trên thực tế là những vận động viên bơi lội xuất sắc và có thể nín thở trong một thời gian dài - đó là lý do tại sao họ có thể chui vào nhà vệ sinh của bạn theo cách tương tự như loài chuột.

5. Làm thế nào để ngăn chặn và phản ứng với những sự cố này

Giữ nhà vệ sinh của bạn sạch sẽ: Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn thực sự cần phải dọn dẹp nhà vệ sinh của mình thường xuyên và gọn gàng. Chất tẩy rửa khử trùng là lựa chọn hoàn hảo cho công việc đó, ngoài ra bạn có thể sử dụng giấm rượu trắng hoặc muối. Bạn cũng có thể lấy một trong những chất làm sạch dính vào thành bồn cầu và tỏa ra mùi thơm mỗi khi xả nước.

Giữ khô ráo: Hầu hết các loài gây hại đều thích độ ẩm cao và đó là lý do tại sao chúng sẽ bị thu hút bởi sàn phòng tắm ẩm ướt. Vì vậy, điều quan trọng là phải loại bỏ hết nước đọng trên bồn rửa hoặc sàn nhà sau khi bạn tắm xong. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ rò rỉ nào trong hệ thống ống nước của mình, hãy gọi cho kỹ thuật viên ngay lập tức và sửa chúng.

Làm sạch đường ống một cách tự nhiên: Bạn có thể thêm một lượng đường, nước, giấm và 5-10 giọt xà phòng rửa bát vào trong một cái chai. Trộn tất cả những thứ này lại với nhau và đổ xuống bồn cầu hoặc bồn rửa mặt trong phòng tắm của bạn. Bạn cũng có thể đổ một ít nước sôi vào bồn cầu.

Gọi cho công ty kiểm soát dịch hại: Nếu bạn không có thời gian hoặc can đảm để tự mình đối phó với những loài động vật trên khi chúng xuất hiện tại bồn cầu nhà mình, hãy gọi cho các chuyên gia và để họ sử dụng chất tẩy rửa hạng nặng của họ. Sau khi làm xong, thỉnh thoảng bạn có thể dội nước có pha dung dịch tẩy rửa xuống cống để đảm bảo chúng không leo lên bồn cầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xấu xí lại hay cắn người, nhiều loài cá sấu và rắn đang bị bỏ mặc cho tuyệt chủng, không ai bảo tồn

Xấu xí lại hay cắn người, nhiều loài cá sấu và rắn đang bị bỏ mặc cho tuyệt chủng, không ai bảo tồn

Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature, một nhóm các nhà bảo tồn động vật hoang dã quốc tế đã cảnh báo một thực trạng đáng lo ngại trong công tác của họ.

Đăng ngày: 04/05/2022
Tắc kè

Tắc kè "hóa điên", đập bọ cạp nhừ đòn rồi nuốt chửng

Hành vi bạo lực này giúp tắc kè tự bảo vệ mình khỏi nọc độc của bọ cạp.

Đăng ngày: 03/05/2022
Bọ ngựa tử chiến rết độc, cuộc vật lộn cam go sẽ có kết quả ra sao?

Bọ ngựa tử chiến rết độc, cuộc vật lộn cam go sẽ có kết quả ra sao?

Đây là một cuộc chiến không hề đơn giản với bọ ngựa.

Đăng ngày: 02/05/2022
Giun đất di chuyển thế nào

Giun đất di chuyển thế nào

Giun đất tiến về phía trước bằng cách co giãn cơ thể và sử dụng một cấu trúc giống như lông cứng để làm mỏ neo.

Đăng ngày: 02/05/2022
Tại sao giun máu, loài động vật không xương sống lại có thể sở hữu những chiếc răng nanh đáng sợ như sâu cát trong Dune?

Tại sao giun máu, loài động vật không xương sống lại có thể sở hữu những chiếc răng nanh đáng sợ như sâu cát trong Dune?

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra protein và quá trình đằng sau cách giun máu hình thành bộ hàm của chúng.

Đăng ngày: 01/05/2022
Nhảy vọt đi để tránh bị ăn sau khi giao phối, nhện đực chia tay bạn tình ở tốc độ 3km/h

Nhảy vọt đi để tránh bị ăn sau khi giao phối, nhện đực chia tay bạn tình ở tốc độ 3km/h

Nếu không nhanh chóng rời đi, con nhện dệt cầu này sẽ trở thành bữa ăn lại sức cho con cái sau khi giao phối.

Đăng ngày: 29/04/2022
Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại

Indiana Jones đã đúng: Bọ cạp càng to lớn thì càng vô hại

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra câu nói nổi tiếng về bọ cạp của Indiana Jones và hóa nó là chính xác.

Đăng ngày: 28/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News