Phát hiện mới: Vi khuẩn phát ra âm thanh, chỉ tắt tiếng khi gặp kháng sinh
Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu vi khuẩn có tạo ra âm thanh đặc biệt không? Theo các nhà khoa học, nếu biết cách lắng nghe vi khuẩn, chúng ta có thể biết chúng còn sống hay không.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Delft (đại học công lập lớn nhất Hà Lan), do tiến sĩ Farbod Alijani dẫn đầu, hiện đã thu được tiếng ồn của một loại vi khuẩn bằng cách sử dụng graphene (một dạng carbon mỏng nhất và bền nhất). Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Nanotechnology.
Khi vi khuẩn bị tiêu diệt bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, những âm thanh đó sẽ dừng lại. Tất nhiên, vi khuẩn sẽ "không câm lặng" khi chống lại được thuốc kháng sinh.
Vi khuẩn có khả năng phát ra tiếng ồn - (Ảnh: PHYS.ORG).
Nhóm của tiến sĩ Farbod Alijani ban đầu chỉ xem xét các nguyên tắc cơ bản về cơ học của siêu vật liệu graphene. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, họ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu vật liệu cực kỳ nhạy cảm này tiếp xúc với một vật thể sinh học.
Ông Alijani cho biết: "Graphene là một dạng carbon bao gồm một lớp nguyên tử và còn được gọi là vật liệu kỳ diệu. Nó rất mạnh với các đặc tính điện và cơ học tốt, đồng thời nó cũng cực kỳ nhạy cảm với các lực bên ngoài".
Nhóm nghiên cứu này bắt đầu hợp tác với nhóm sinh học nano của nhà vật lý Cees Dekker và nhóm cơ học nano của giáo sư Peter Steeneken, cùng các tiến sĩ Aleksandre Japaridze, Irek Roslonn, thực hiện các thí nghiệm đầu tiên của họ với vi khuẩn E. coli.
Nhà vật lý Cees Dekker nói: "Những gì chúng tôi thấy thật đáng kinh ngạc. Khi một vi khuẩn bám vào bề mặt của miếng graphene, nó tạo ra các dao động ngẫu nhiên với biên độ thấp tới vài nanomet mà chúng tôi có thể phát hiện được. Chúng tôi có thể nghe thấy âm thanh của loại vi khuẩn này".
Các dao động cực nhỏ là kết quả từ các quá trình sinh học của vi khuẩn với sự đóng góp chủ yếu từ các roi của chúng (các đuôi trên bề mặt tế bào có chức năng đẩy vi khuẩn).
"Để hiểu những nhịp đập trên graphene nhỏ bé như thế nào, điều đáng nói là chúng nhỏ hơn ít nhất 10 tỉ lần so với cú đấm của một võ sĩ quyền anh. Tuy nhiên, những nhịp đập kích thước nano này có thể được chuyển đổi thành các bản âm thanh nghe được", ông Alijani nói.
Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, các dao động tiếp tục ở mức độ như cũ. Khi vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, rung động giảm cho đến một hoặc hai giờ sau đó, rồi chúng biến mất hoàn toàn.
Tiến sĩ Farbod Alijani nói: "Trong tương lai, chúng tôi hướng tới việc tối ưu hóa nền tảng nhạy cảm với kháng sinh graphene đơn bào của mình. Cuối cùng nó có thể được sử dụng như một bộ công cụ chẩn đoán hiệu quả để phát hiện nhanh tình trạng kháng thuốc kháng sinh trong thực hành lâm sàng".
"Đây sẽ là một công cụ vô giá trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh, một mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người trên toàn thế giới", ông Peter Steeneken nhấn mạnh.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
