Những thảm họa tự nhiên nhìn từ vũ trụ
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố những bức ảnh nhìn từ vệ tinh của các trận thiên tai thời gian gần đây.
Ảnh thảm họa thiên nhiên chụp từ vệ tinh
Các nhà du hành vũ trụ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp bức hình về siêu bão Soudelor ngày 5/8 khi nó đi qua khu vực phía tây Thái Bình Dương, CNN đưa tin. Ngay dưới ISS là 2 tàu vũ trụ của Nga, gồm: tàu Soyuz TMA-17M (phía trên, bên trái) và tàu chở hàng Progress 60. Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC), Soudelor là cơn bão mạnh nhất năm với sức gió lên tới 290 km/h.
Hình ảnh một bức tường cát bụi khổng lồ kéo dài từ phía bắc Sudan tới phía nam Ai Cập do vệ tinh Terra của NASA chụp hôm 6/8.
Vệ tinh Aqua của NASA chụp các đám khói lớn trong trận cháy rừng ở bang Oregon và California hôm 5/8. Các chấm đỏ là điểm nóng trong các vụ hỏa hoạn. Đám cháy lớn thiêu rụi hơn 24.000 km2 rừng ở khu vực miền Tây nước Mỹ. Khoảng 80% khu vực cháy thuộc các cánh rừng hẻo lánh ở bang Alaska song lửa cũng lan sang rừng thuộc các bang Oregon, Washington và phía bắc California.
Tro bụi từ miệng núi lửa Raung bay về phía tây bắc đảo Java, Indonesia trong bức ảnh do vệ tinh Landsat 8 chụp hôm 27/7. Theo Chương trình Núi lửa Toàn cầu của viện Smithsonian, núi lửa Raung phun trào ít nhất 13 lần trong 25 năm qua. Lần phun trào gần nhất xảy ra cách đây một tháng. Tro bụi khiến giới chức Indonesia phải hoãn bay và đóng cửa các sân bay.
Hình ảnh bão Nangka đổ bộ gần thành phố Muroto thuộc đảo Shikoku, Nhật Bản nhìn từ vũ trụ hôm 16/7 sau khi vượt 4.000 km từ Thái Bình Dương. Khoảng 4.000 người dân ở tỉnh Kochi phải sơ tán để tránh bão.
Hình ảnh do vệ tinh Terra cung cấp cho thấy đám cháy lớn tại miền Tây Canada tạo ra làn khói dày đặc bao trùm thành phố Vancouver và các khu vực lân cận hồi đầu tháng 7. Nhiều người dân phải đeo mặt nạ bảo hộ để đảm bảo sức khỏe.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
