Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường

Trong lịch sử vũ khí của nhân loại, có không ít thanh kiếm mang hình thù kỳ quái mà chẳng ai nghĩ có thể sử dụng trên chiến trường.

Top 7 thanh kiếm kỳ quặc từng được sử dụng trong lịch sử

Kiếm là một trong số những loại vũ khí lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trong mọi cuộc giao tranh xuyên suốt lịch sử nhân loại. Hình dạng thường thấy nhất của kiếm là mỏng dẹt, dài với phần lưỡi được mài sắc và chuôi cầm. Tuy nhiên, cũng có không ít thanh kiếm có hình dạng độc nhất vô nhị, khác biệt hẳn so với hình dạng thông thường.

1. Nagan

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Thanh kiếm này có hình dạng uốn éo giống hệt một con rắn đang bò trườn.

Trong tiếng Ấn, Nagan có nghĩa là rắn. Thế nên tất nhiên thanh kiếm này cũng có hình dạng uốn éo giống hệt một con rắn đang bò trườn. Thuở xa xưa, Ấn Độ là một trong số những siêu cường công nghệ. Cũng giống như Trung Quốc, nhờ lợi thế về vị trí địa lý nên người Ấn đã tiếp xúc được với kỹ thuật luyện kim chất lượng cao. Chính vì vậy mà thanh kiếm Nagan vẫn giữ được độ bền lẫn khả năng chiến đấu dù có hình dạng vô cùng kỳ quặc có sức sát thương khủng khiếp này.

2. Macuahuitl

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Thanh kiếm này có độ sắc bén và sát thương ngang với lưỡi kiếm thép.

Một thanh kiếm do người Aztec chế tác. Thay vì hình dạng mỏng dẹt, dài thì thanh macuahuitl lại có hình dạng giống một chiếc vợt với hai hàng đá odisbian được mài sắc hai cạnh đóng vai trò thế chỗ cho lưỡi kiếm thép. Điều kỳ lạ là thứ vũ khí trông như đồ chơi này lại có độ sắc bén và sát thương ngang với lưỡi kiếm thép. Hơn nữa, macuahuitl còn đáp ứng yêu cầu vô hiệu hóa các đối thủ sử dụng khiên.

3. Nagamaki

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Điểm kỳ quặc ở thanh nagamaki là phần chuôi kiếm có vẻ dài quá khổ

Một thanh kiếm có hình dạng đặc trưng của vũ khí Nhật. Tuy nhiên, điểm kỳ quặc ở thanh nagamaki là phần chuôi kiếm có vẻ dài quá khổ, mất cân đối với phần lưỡi kiếm. Ưu điểm của thiết kế lạ lùng này có lẽ nằm ở việc người dùng có thể sử dụng để tấn công tầm xa.

4. Khopesh

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Thanh kiếm này vốn được cải tiến từ rìu chiến chứ không phải nông cụ.

Khopesh còn được gọi là kiếm liềm vì người ta cho rằng nó được cải tiến từ một công cụ nông nghiệp. Dù đây là vũ khí thời Đồ Đồng, nhưng có vẻ người ta vẫn dùng nó cho tới đầu thời kỳ Đồ Sắt. Các nghiên cứu về khopesh đã chỉ ra rằng kiếm vốn được cải tiến từ rìu chiến chứ không phải nông cụ.

5. Flamberge

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Thanh kiếm này có lưỡi kiếm dạng lượn sóng đều đặn trong khi phần chuôi khá nhỏ gọn.

Một thanh kiếm khác có hình dạng "không giống ai" có xuất xứ từ Đức. Flamberge có nghĩa là ngọn lửa, thế nên cũng không có gì ngạc nhiên khi lưỡi kiếm lại có dạng lượn sóng đều đặn trong khi phần chuôi khá nhỏ gọn.

6. Falx

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Thanh kiếm này có hình dạng cong giống hình trăng lưỡi liềm.

Falx là thanh kiếm của người Dacia. Nó có chiều dài trung bình khoảng 100cm, hình dạng cong giống hình trăng lưỡi liềm. Phần chuôi được bố trí nhỏ, dễ cầm.

7. Kris

Những thanh kiếm có hình dạng kỳ quặc từng được sử dụng trên chiến trường
Kris đại diện cho sức mạnh ma thuật, đem đến may mắn và xua tan điều xấu.

Kris là vũ khí của người Indonesia. Được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Kris có phần lưỡi lượn sóng, gồm ba phần: lưỡi (billah hay wilah), chuôi kiếm (hulu) và vỏ bọc (warangka). Các bộ phận của kris đều có giá trị nghệ thuật cao, do được chạm khắc tỉ mỉ, chất liệu đa dạng từ kim loại, gỗ quý đến vàng và ngà voi. Tùy vào chất lượng và giá trị lịch sử, kris có thể trị giá đến hàng ngàn đô la hoặc hơn.

Kris đại diện cho sức mạnh ma thuật, đem đến may mắn và xua tan điều xấu, nên thường được sử dụng trong các lễ hội, nghi lễ thờ cúng. Ngoài ra, kris cũng có nhiều biến thể khác nhau, lên đến 60 loại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn đài tưởng niệm hình kim tự tháp cổ nhất thế giới

Bí ẩn đài tưởng niệm hình kim tự tháp cổ nhất thế giới

Nấm mồ khổng lồ chứa hài cốt ít nhất 30 chiến binh ở Syria có thể là đài tưởng niệm chiến tranh lâu đời nhất từng được phát hiện.

Đăng ngày: 03/06/2021
Bí ẩn vệt sáng trong ảnh núi lửa tại Indonesia

Bí ẩn vệt sáng trong ảnh núi lửa tại Indonesia

Mưa sao băng và sự may mắn giúp nhiếp ảnh gia tại Indonesia chụp được hình ảnh vệt sáng xanh, dù ban đầu anh thiết lập các thông số để chụp cảnh núi lửa phun trào.

Đăng ngày: 03/06/2021
Cuộc sống cuối thời nhà Thanh: Dân đút tiền để được... chết nhanh hơn

Cuộc sống cuối thời nhà Thanh: Dân đút tiền để được... chết nhanh hơn

Những bức ảnh cũ phản ánh một cách chân thực xã hội Trung Quốc cuối thời Thanh, thật khác xa những gì chúng ta vẫn thấy trên phim.

Đăng ngày: 02/06/2021
Hố sụt khổng lồ bất ngờ xuất hiện, đe dọa nhà dân Mexico

Hố sụt khổng lồ bất ngờ xuất hiện, đe dọa nhà dân Mexico

Một hố sụt xuất hiện ở vùng nông thôn Puebla từ hôm 29/5 đang tiếp tục mở rộng và có thể nuốt chửng nhà dân cạnh đó.

Đăng ngày: 02/06/2021
Các nhà khoa học giải mã bí ẩn về ý thức, bộ não con người có thể hoạt động theo 11 chiều

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn về ý thức, bộ não con người có thể hoạt động theo 11 chiều

Ý thức của con người có thể là bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 02/06/2021
Ngành khoa học vật lý hạt Mỹ cảm ơn những cống hiến của cô chồn sương giúp vệ sinh máy gia tốc

Ngành khoa học vật lý hạt Mỹ cảm ơn những cống hiến của cô chồn sương giúp vệ sinh máy gia tốc

Kích cỡ bé nhỏ nhưng công sức đóng góp là rất lớn!

Đăng ngày: 02/06/2021
Tìm thấy khoáng chất hiếm trong răng loài vật nhai đá

Tìm thấy khoáng chất hiếm trong răng loài vật nhai đá

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tây Bắc, Mỹ, lần đầu tiên phát hiện loài động vật thân mềm có biệt danh " khối thịt lang thang" mang khoáng chất sắt hiếm gặp.

Đăng ngày: 02/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News