Nọc rắn độc có thể chữa bệnh tim và ung thư
Các nhà khoa học tại Trường ĐH Liên bang Sao Carlos, Brazil vừa phát hiện một loại protein có trong nọc rắn độc Urutus có thể giúp làm lành và phục hồi các mô bị tổn thương ở bệnh nhân tim. Nó cũng cho thấy có khả năng chữa trị bệnh ung thư. Nguồn: wellesley
Giáo sư Heloisa Sobreiro Selistre de Araujo đến từ Khoa khoa học chức năng thuộc ĐH Liên bang Sao Carlos cho biết chất ALT-C trong nọc rắn độc có thể tăng cường hay ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới.
Nếu ở mức thấp, ALT-C có thể thúc đẩy hình thành các mạch máu mới. Điều này có nghĩa là chất này có thể là cơ sở để bào chế ra các loại thuốc mới có thể điều trị các căn bệnh do sự phân bố mạch không hợp lý như bệnh tim, các tổn thương ở bệnh tiểu đường và thậm chí cả bệnh rối loạn cương dương.
Nếu ở mức cao, chất này gây ra những tác dụng ngược lại, ngăn cản việc hình thành các mạch máu mới và là một giải pháp tiềm năng trong việc chữa bệnh ung thư.
Những tác dụng này đã được thử nghiệm thành công ở chuột. Giáo sư Araujo cho biết nhóm của ông sẽ tập trung nghiên cứu khả năng tái tạo mô của chất này và việc nghiên cứu cho thấy có nhiều hứa hẹn.
T.VY

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.
