Nơi thi thể không phân hủy do quá lạnh ở Na Uy

Một thị trấn đóng băng ở Na Uy cấm người dân chết trên đảo để ngăn dịch bệnh nguy hiểm do thi thể không bao giờ phân hủy.

Longyearbyen là một thị trấn với 2.000 cư dân chủ yếu sống dựa vào khai thác than đá ở quần đảo Svalbard xa xôi của Na Uy, theo Sun. Đây là thị trấn xa nhất về phương bắc trên thế giới và đóng băng vĩnh viễn với nhiệt độ trung bình vào tháng 2 là -17 độ C.


Longyearbyen là thị trấn xa nhất về phương bắc. (Video: YouTube).

Chính quyền thị trấn ban lệnh cấm chết trên đảo vào năm 1950 khi phát hiện các thi thể chôn trong lớp đất đóng băng vĩnh cửu bên dưới nghĩa trang địa phương không phân hủy do thời tiết quá lạnh, theo Half as Interesting.

Hiện tượng này ẩn chứa nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng bởi 11 người chết được chôn cất trong thị trấn trong suốt đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 từng cướp đi mạng sống của 5% dân số thế giới.

Nơi thi thể không phân hủy do quá lạnh ở Na Uy
Thi thể chôn bên dưới nghĩa trang thị trấn Longyearbyen không bị phân hủy. (Ảnh: AFP).

Ngày nay, những người ốm nặng ở Longyearbyen được chở vào đất liền để trải qua những ngày cuối đời và chôn cất tại đó. Các mẫu virus cúm Tây Ban Nha được lấy từ một số thi thể trên đảo để các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu nhằm ngăn chặn đợt bùng phát dịch tương tự.

Theo quy định, các cư dân trong thị trấn phải mang theo bên mình một khẩu súng trường nếu đi ra ngoài vùng giới hạn bởi khu vực xung quanh là nơi sinh sống của 3.000 con gấu Bắc cực. Mèo bị cấm nuôi ở thị trấn để bảo vệ các quần thể chim Bắc cực. Mặt Trời lặn vào ngày 25/10 hàng năm và không mọc phía trên đường chân trời suốt 4 tháng sau đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News