Nữ hoàng Anh tạ thế, viên kim cương gây tranh cãi nhất thế giới sắp đổi chủ
Viên kim cương đính trên vương miện của Nữ hoàng Elizabeth II quá cố, tên gọi Kohinoor, sắp tìm được chủ nhân mới.
Viên kim cương được chế tác vào năm 1937 cho lễ đăng quang của Vua George VI, sau đó trao lại cho Nữ hoàng Elizabeth II. Sau khi bà qua đời ngày 8-9, nó dự kiến thuộc về Hoàng hậu Camilla.
Theo Daily Mail, Kohinoor có thể được trao cho Hoàng hậu Camilla, vợ của Vua Charles III. Tờ báo này trước đây cho biết chỉ các thành viên nữ của Hoàng gia Anh mới đội vương miện đính viên kim cương này vì nó "không mang lại may mắn cho đàn ông".
Kohinoor được tìm thấy tại mỏ Golconda ở Ấn Độ vào thế kỷ XIV, có nghĩa là "Ngọn núi ánh sáng". Đó là một viên kim cương lớn, không màu.
Viên kim cương ra đời vào năm 1937 cho lễ đăng quang của Vua George VI, sau đó trao lại cho Nữ hoàng Elizabeth II. (Ảnh: NewsTimes)
Kohinoor gây tranh cãi sau khi về tay Anh liên quan đến một cuộc tranh chấp quyền sở hữu lịch sử. Ít nhất 4 quốc gia, trong đó có Ấn Độ, tuyên bố viên kim cương này là của họ.
"Viên kim cương Kohinoor là mục tiêu của các cuộc chinh phục và âm mưu trong nhiều thế kỷ, từng qua tay các hoàng tử Mughal, các chiến binh Iran, các nhà lãnh đạo Afghanistan và các nhân vật cấp cao Ấn Độ" - đài BBC viết.
Nữ hoàng Elizabeth II quá cố được nhìn thấy đội vương miện đính viên kim cương Kohinoor lần gần đây nhất là vào năm 2016. Vương miện đính 2.868 viên kim cương khác được cắt gọt tinh xảo, 17 viên ngọc bích, 11 viên ngọc lục bảo và 269 viên ngọc trai.
Trong một bộ phim tài liệu của đài BBC năm 2018, Nữ hoàng Elizabeth II thừa nhận rằng bà rất khó giữ thăng bằng khi đội chiếc vương miện này và còn có thể "gãy cổ" nếu nhìn xuống đất.
Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II, vị quân vương trị vì lâu nhất của Anh, tạ thế đã làm dấy lên cuộc tranh cãi trên mạng xã hội, trong đó yêu cầu trả lại viên kim cương Kohinoor cho Ấn Độ.

Phi hành gia chó Laika và chuyến bay một đi không trở lại"
Từ một con chó hoang, Laika được chọn để trở thành sinh vật sống đầu tiên trong chuyến bay "tự sát", bay quanh quỹ đạo Trái Đất trên tàu Sputnik 2 năm 1957.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Nicolas Copernic (1473 - 1543) Nhà lý thuyết thiên tài: thuyết Vũ trụ Nhật Tâm
Thuyết của Copernic có ưu điểm hơn của Ptolémée là giải thích được sự chuyển động hàng ngày của mặt trời và sao (do chuyển động của trái đất xung quanh chính nó) và chuyển động của mặt trời hàng năm (do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời).

Marie-Anne Lenormand: Nhà tiên tri đoán trước về cuộc hôn nhân, sự trỗi dậy và sụp đổ của Napoleon
Marie-Anne Lenormand: Nhà tiên tri đoán trước về cuộc hôn nhân, sự trỗi dậy và sụp đổ của Napoleon

GS Ngô Bảo Châu và bổ đề Langlands
Những ngày gần đây cả dân tộc hân hoan về việc GS Ngô Bảo Châu – nhà toán học Việt Nam nhận giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế, huy chương Fields. Nhiều người muốn biết nội dung công trình của anh, nhưng đây là việc không dễ dàng...
