Nữ nghiên cứu sinh Việt tìm cách chẩn đoán bệnh thần kinh hiếm gặp

Trong lĩnh vực thần kinh, một hội chứng có tên ALS khiến người bệnh liệt và tử vong, chưa có thuốc điều trị, Trần Lê Bảo Châu cùng cộng sự tại Đại học Melbourne, nghiên cứu công nghệ mới để tìm nguyên nhân.

Hội chứng ALS là loại bệnh hiếm gặp khi thần kinh điều khiển các cơ trong cơ thể chết đi hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người bệnh bị teo cơ và liệt người. Người bệnh không thể điều khiển cơ tay chân, thường tử vong do suy hô hấp sau 2-5 năm sau khi được chẩn đoán. Hiện chưa có cách điều trị bệnh, thuốc Riluzole được sử dụng chỉ kéo dài sự sống từ 2-3 tháng.

"Các phương thức hiện nay đều không giúp các nhà khoa học tìm được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ALS, đây là lý do nhóm theo đuổi thiết kế phương thức nghiên cứu ở động vật có thể tái hiện lại quá trình phát triển bệnh lý từ đó tìm hiểu được tác nhân động cơ phát triển bệnh", Bảo Châu nói với VnExpress.

Trần Lê Bảo Châu, 27 tuổi và cộng sự tại Viện nghiên cứu thần kinh và tâm thần học Florey, thuộc Đại học Melbourne thực hiện nuôi tế bào thần kinh gốc từ bệnh nhân mắc bệnh ALS cấy vào não chuột. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những nhược điểm của nuôi cấy tế bào đơn thuần trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu ở động vật. Hiện thí nghiệm thành công, chuột sau hơn 9 tháng được cấy tế bào thần kinh người vào não, vẫn sống khỏe mạnh.

Bảo Châu cho hay, nếu thành công tái hiện quá trình phát triển bệnh, các nhà khoa học có thể sử dụng nghiên cứu nguyên nhân phát triển bệnh, qua đó giúp chẩn đoán chính xác và tìm cách kìm hãm bệnh phát triển. Đồng thời có thể sử dụng mô hình động vật để thử nghiệm thuốc trước khi vào thí nghiệm lâm sàng.

Nghiên cứu của Bảo Châu sử dụng những kỹ thuật công nghệ mới như nuôi cấy tế bào gốc, hóa mô miễn dịch (immunohistochemistry), chụp hình ảnh thần kinh thông qua kính hiển vi quét laser đồng tiêu (laser scanning confocal microscopy) và tạo dựng cấu trúc thần kinh thành hình ảnh 3D. Đây là những kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến trong ngành.

Nữ nghiên cứu sinh Việt tìm cách chẩn đoán bệnh thần kinh hiếm gặp
Nữ nghiên cứu sinh năm hai, Trần Lê Bảo Châu. (Ảnh: NVCC)

Hồi tháng 11/2023, Trần Lê Bảo Châu là nữ sinh người Việt duy nhất trong số 6 người được xướng tên tại Graeme Clark Institute (GCI) in STEM Student Award. Giải thưởng do Viện nghiên cứu Graeme Clark, thuộc đại học Melbourne tổ chức, nhằm ghi nhận và tôn vinh các nhà nghiên cứu nữ tại đại học Melbourne có đề án trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh và đóng góp đáng kể trong cộng đồng nghiên cứu STEM.

Bảo Châu nhận học bổng học tiến sĩ toàn phần Nancy Frances Curry, dành cho sinh viên nghiên cứu hội chứng ALS (xơ cứng cột bên teo cơ). Cô đang làm nghiên cứu tiến sĩ tại Viện nghiên cứu thần kinh và tâm thần học Florey năm thứ ba, đồng thời là cố vấn khoa học tại Gene Technology Access Centre (GTAC).

Bảo Châu sinh tại TP HCM. Lựa chọn ngành thần kinh học được cô mô tả là cái duyên, điều tưởng chừng không bao giờ nghĩ tới với một cô gái vốn rất sợ những thứ liên quan đến não hay mắt từng xuất hiện trong các bộ phim phim kinh dị.

18 tuổi, Châu sang Australia theo học ngành Khoa học tại Đại học Monash. Học được hai năm, cô rẽ hướng học Hóa dược phẩm với mong muốn khi ra trường có thể xin việc tại một công ty dược mỹ phẩm. Tuy nhiên trong lần làm tình nguyện viên tại Viện nghiên cứu Florey, Châu lần nữa được truyền cảm hứng theo đuổi khoa học và có cơ duyên nghiên cứu về các bệnh thoái hóa thần kinh tại đại học Melbourne sau đó. "Khoa học có một sức hút khó diễn tả đối với tôi và không bao giờ quá trễ để học bất cứ điều gì cả", cô nói.

TS Val Rytova, Đại học Melbourne, đánh giá Châu có năng lực học những kỹ năng mới vượt trội. Chỉ trong vài tháng, Châu thể hiện sự độc lập trong phòng thí nghiệm và bắt đầu tạo và phát triển ra các phân tích kỹ thuật mới trên kính hiển vi. "Tôi tin Châu theo đuổi tiến sĩ là một đóng góp lớn cho nghiên cứu thần kinh học và đặc biệt nghiên cứu ALS đang rất cần thiết hiện nay", bà chia sẻ trong thư đánh giá.

Từ văn phòng hỗ trợ sinh viên, cô Jacquie Munro-Smith nhìn nhận "nghiên cứu của Châu về bệnh ALS là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ và nhận được nhiều sự quan tâm trong giới khoa học và cộng đồng".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 5 mẹo dùng quạt sưởi điện an toàn

Top 5 mẹo dùng quạt sưởi điện an toàn

Không bật nhiệt độ quá cao, không bật tắt đột ngột và không nên dùng máy sưởi cả ngày để tránh ngột ngạt, khó thở hoặc rò điện, bỏng.

Đăng ngày: 26/01/2024
Mẹo nhỏ giúp xe điện hoạt động tốt dưới trời lạnh

Mẹo nhỏ giúp xe điện hoạt động tốt dưới trời lạnh

Trong tình cảnh xe điện tại nhiều khu vực ở nước Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề vì bão tuyết quét qua, Ford đã đưa ra một số chỉ dẫn cho người dùng loại xe vẫn còn mới này.

Đăng ngày: 24/01/2024
Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu

Hai cậu học trò biến rác thải nhựa thành viên nén nhiên liệu

Kết hợp vỏ trấu, rác thải nhựa xay nhuyễn với bột đá vôi dolomit, hai cậu học trò miền Tây đã làm ra viên nén nhiên liệu cháy tốt, nhiệt lượng tỏa ra hơn than đá.

Đăng ngày: 23/01/2024
Sinh viên chế thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy

Sinh viên chế thiết bị tự động chống cháy nổ xe máy

Thiết bị của nhóm sinh viên thiết kế có cảm biến nhận biết khói và phát hiện hơi xăng giúp phát tín hiệu điều khiển và tự khởi động bình chữa cháy trong trường hợp khẩn cấp.

Đăng ngày: 22/01/2024
Hệ thống sạc xe điện không dây 500 kW siêu nhanh

Hệ thống sạc xe điện không dây 500 kW siêu nhanh

Hệ thống mới do công ty Mỹ phát triển được lắp đặt dưới mặt đường, có thể sạc đầy pin cho xe tải điện hạng nặng chỉ trong 15 phút.

Đăng ngày: 22/01/2024
Khám phá những trang trại nông nghiệp chỉ có robot

Khám phá những trang trại nông nghiệp chỉ có robot

Để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ điều kiện thời tiết thất thường, giảm gánh nặng nhân lực và đảm bảo an ninh lương thực, một số quốc gia đã sử dụng robot và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

Đăng ngày: 21/01/2024
Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa

Tường cách âm từ rơm cải thiện khả năng thấm nước, bắt lửa

Sau khi ra mắt năm 2022, tường cách âm làm từ rơm phế thải được startup Việt cải tiến nhằm giảm thấm nước, tăng chống cháy, dễ thi công.

Đăng ngày: 18/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News