Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy

Đây là kết luận mới được chuyên gia từ Harvard đưa ra. Nước hóa ra cũng chẳng hiếm lắm.

Cho đến thời điểm hiện tại, Trái đất vẫn đang là hành tinh duy nhất được xác nhận là có sự sống. Mọi thứ sự sống ở hành tinh khác vẫn chỉ đang ở mức giả thuyết, không có bằng chứng nào đủ để khẳng định cả.

Nhưng nếu nói về nước - một trong những nguyên tố quan trọng nhất để nuôi dưỡng sự sống, thì có lẽ tồn tại rất nhiều trong vũ trụ. Đó là những gì tiến sĩ Li Zeng từ ĐH Harvard đã trình bày tại hội nghị Goldschmidt tại Boston vừa qua.

Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy
Ngay trong thiên hà của chúng ta, nước có rất nhiều.

Cụ thể, Li Zeng cho rằng trong vũ trụ, thậm chí là ngay trong thiên hà của chúng ta, có tồn tại những hành tinh với kích cỡ từ 2-4 lần Trái đất. Trên những hành tinh ấy có chứa ít nhất 50% là nước. Để so sánh thì ở Trái đất, nước chỉ chiếm 0,02% khối lượng thôi.

"Thực sự tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận ra có rất nhiều hành tinh có nước ngoài kia" - Zeng chia sẻ. "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy ít nhất 35% hành tinh lớn hơn Trái đất ngoài hệ Mặt trời - hay ngoại hành tinh (exoplanet) đang có nước".

Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Zeng đã sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng Kepler của NASA và kính Gaia của ESA. Đây là 2 cái tên đã góp phần tìm ra 4000 ngoại hành tinh, hầu hết có đường kính lớn hơn Trái đất 1,5 - 2,5 lần.

Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy
Hành tinh có khối lượng hơn Trái đất khoảng 10 lần, chúng nhiều khả năng có chứa nước, rất nhiều nước.

Dựa trên một mô hình mô phỏng lại cấu trúc của các hành tinh, các chuyên gia nhận thấy một xu hướng: những hành tinh có khối lượng lớn hơn Trái đất 5 lần có xu hướng là tinh cầu đá. Nhưng với những hành tinh có khối lượng hơn Trái đất khoảng 10 lần, chúng nhiều khả năng có chứa nước, rất nhiều nước.

Tuy vậy, vẫn có một hạn chế. Hầu hết các hành tinh như vậy - dù có chứa nước - thì bề mặt cũng rất nóng bỏng theo nghĩa đen. Chúng có thể mang nhiệt độ dao động 200 - 500°C, nên nước sẽ ở dạng hơi nhiều hơn.

"Có lẽ những hành tinh này được hình thành giống các hành tinh khí khổng lồ trong Thái dương Hệ (sao Mộc, sao Thổ, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh)".

Trong thời gian tới, Li Zeng dự tính sẽ sử dụng thêm dữ liệu từ vệ tinh TESS mới được NASA phóng lên. Vệ tinh này có trang bị nhiều thiết bị tối tân, được kỳ vọng sẽ tìm ra thêm 20.000 ngoại hành tinh nữa, nhằm bổ sung và hoàn thiện mô hình.

Theo Li Zeng, đây là một nghiên cứu quan trọng. Chúng ta vẫn biết rằng ở đâu có nước, ở đó nhiều khả năng tồn tại sự sống. Nếu tìm ra một hành tinh chứa nước, rất có thể đó sẽ là nền tảng để tìm ra các sinh vật ngoài hành tinh.

Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy
Sự sống có thể tồn tại ở các lớp ngoài cùng của hơi nước.

"Sự sống có thể tồn tại ở các lớp ngoài cùng của hơi nước. Đó là các vùng áp suất, nhiệt độ trở nên phù hợp hơn" - tiến sĩ Li Zeng chia sẻ thêm. Vấn đề hiện giờ chỉ là: liệu nhiều nước quá, sự sống có tồn tại nổi không thôi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kết cục diệt vong nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất

Kết cục diệt vong nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất

Nếu nhỏ lại so với Trái, Mặt Trời sẽ cháy rụi, Trái Đất cũng như các hành tinh trong hệ sẽ trôi nổi, kéo theo sự sống bị xóa sổ.

Đăng ngày: 22/08/2018
Tiết lộ mới thú vị về sứ mệnh khám phá sao Thủy

Tiết lộ mới thú vị về sứ mệnh khám phá sao Thủy

Tàu vũ trụ BepiColombo giữa châu Âu và Nhật Bản được lên kế hoạch phóng vào không gian để khám phá sao Thủy đầy bí ẩn vào tháng 10 tới, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết.

Đăng ngày: 21/08/2018
15.000 thiên hà trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble

15.000 thiên hà trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble

Kính viễn vọng thiên văn Hubble đưa ra hình ảnh chi tiết về vũ trụ với nhiều thiên hà cách Trái Đất đến 11 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 20/08/2018
Lực kéo nào khiến tàu vũ trụ Parker có tốc độ nhanh nhất?

Lực kéo nào khiến tàu vũ trụ Parker có tốc độ nhanh nhất?

Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình khoảng 150 triệu km. Khi đến gần Mặt Trời, quĩ đạo hẹp của tàu Parker sẽ giữ tàu ở khoảng cách 6,4 triệu km.

Đăng ngày: 20/08/2018
Trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia có dễ bị bệnh không?

Trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia có dễ bị bệnh không?

Trở thành một phi hành gia vốn không phải là một điều dễ dàng khi các ứng viên phải trải qua một quá trình tập luyện, sát hạch trong nhiều tháng liền ở mặt đất.

Đăng ngày: 20/08/2018
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc

Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc "tử thần" ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời!

Sự cố trên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm đó trở thành một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong lịch sử của ISS.

Đăng ngày: 19/08/2018
Tiết lộ bất ngờ các nhiệm vụ vĩ đại trên Mặt trời

Tiết lộ bất ngờ các nhiệm vụ vĩ đại trên Mặt trời

Dưới đây là các nhiệm vụ khám sát Mặt trời vĩ đại nhất có thể bạn chưa biết.

Đăng ngày: 19/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News