Nước ngầm Trái Đất đủ nhấn chìm các châu lục dưới 180 mét
Trái Đất có một trữ lượng nước khổng lồ dưới lòng đất, đủ để nhấn chìm các châu lục dưới độ sâu 180m hoặc khiến mực nước biển dâng cao 52m nếu tràn khắp toàn cầu.
Phát hiện trữ lượng nước ngọt khổng lồ trong lòng Trái đấtđất
Theo New Scientist, con người chỉ có thể sử dụng một phần nhỏ nước ngầm trong lòng Trái Đất. Lượng nước này sẽ giúp các chính phủ quản lý nguồn tài nguyên nước trước nhu cầu gia tăng.
Con người ngày càng phụ thuộc nhiều vào nước ngầm từ các giếng, dòng suối để lấy nước uống và tưới tiêu cho nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà thủy văn không thực sự biết rõ lượng nước ngầm sẵn có là bao nhiêu cũng như tốc độ tái tạo nguồn nước thông qua mưa và tuyết tan nhanh đến đâu.
Nước ngầm mới được tái tạo thông qua mưa và tuyết tan. (Ảnh: New Scientist).
Để giải đáp vấn đề này, Tom Gleeson, nhà địa chất học thủy văn ở Đại học Victoria, Canada, và đồng nghiệp đã sử dụng một sản phẩm phụ trong quá trình thử nghiệm vũ khí nhiệt hạch: tritium phóng xạ từ các vụ nổ phía trên mặt đất. Theo họ, nước ngầm chứa hàm lượng tritium cao là nước mới thấm xuống lòng đất từ thử nghiệm hạt nhân cách đây khoảng 50 năm.
Nhóm nghiên cứu của Gleeson thu thập gần 3.800 mẫu nước ngầm để đo lượng tritium và sử dụng chúng cho việc lập bản đồ nguồn nước ngầm mới ở những độ sâu khác nhau dưới mặt đất. Sau đó, dựa vào các mô hình, họ có thể dự đoán tổng lượng nước ngầm hiện có, trong các khe lỗ ở đất đá và tầng ngậm nước.
Hai kilomet trên cùng của vỏ Trái Đất chứa gần 23 triệu km3 nước ngầm. Kết luận này thống nhất với những tính toán sơ bộ cách đây 40 năm. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện nước ngầm mới chỉ chiếm chưa đến 6% trong tổng lượng nước nói trên.
Nước ngầm mới đầy lên thông qua nước mưa và nước thấm xuống đất trong hàng thập kỷ, là nguồn nước có tiềm năng tái phục hồi. Theo Gleeson, phần còn lại nằm quá sâu hoặc quá tách biệt với bề mặt để tiếp nhận nước bổ sung trong suốt nửa thập kỷ, và được coi là nguồn nước không thể phục hồi.
Dù chỉ một lượng nhỏ nước ngầm thường xuyên được làm đầy, đây vẫn là một nguồn dự trữ khổng lồ, lớn gấp vài lần tổng kích thước tất cả sông hồ trên thế giới gộp lại theo ghi nhận của Richard Taylor, nhà địa chất học thủy văn ở Đại học London, Anh.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
