Nước nhiễm xạ ở Fukushima có thể làm biến đổi ADN người

Tổ chức Hòa bình Xanh cảnh báo nước đổ xuống biển từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chứa carbon phóng xạ có khả năng phá hủy ADN người.

Theo tổ chức Hòa bình Xanh, 1,23 triệu tấn nước lưu trữ ở nhà máy sau thảm họa năm 2011 chứa lượng đồng vị phóng xạ carbon-14 ở mức nguy hiểm và nhiều đồng vị có hại khác. Họ khẳng định việc đổ số nước nhiễm xạ này xuống Thái Bình Dương sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài cho cộng đồng và môi trường.


Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang hết chỗ chứa nước nhiễm xạ. (Ảnh: Asahi).

Để làm mát lõi nhiên liệu ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã bơm hàng chục nghìn tấn nước trong nhiều năm qua. Sau khi sử dụng, số nước này được lưu trữ. Nhưng 9 năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất ở Nhật Bản, diện tích lưu trữ đang ít dần, và chính phủ vẫn đang tìm cách xử lý nước nhiễm xạ. Nhà chức trách, bao gồm Bộ Môi trường Nhật Bản, cho rằng giải pháp duy nhất là đổ xuống biển. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối từ nhiều nhà vận động môi trường và đại diện ngành ngư nghiệp. Hôm 23/10, chính phủ Nhật Bản tạm hoãn đưa ra quyết định xử lý nước nhiễm xạ.

Trong báo cáo hôm 23/10, tổ chức Hòa bình Xanh cho biết ngoài carbon-14, nước thải ở Fukushima còn chứa đồng vị tritium. Shaun Burnie, tác giả bản báo cáo kiêm chuyên gia hạt nhân cao cấp của tổ Chức Hòa bình Xanh tại Đức, cho biết có tổng cộng 63,6G Bq (gigabecquerel) đồng vị carbon trong các bể chứa. Cùng với nhiều đồng vị phóng xạ khác, đây là mối đe dọa tồn tại hàng nghìn năm, có thể gây tổn thương di truyền.

Theo Ryounosuke Takanori, phát ngôn viên của TEPCO, mật độ carbon-14 trong nước đã qua xử lý là khoảng 2 - 220 becquerel/lít khi đo trong bể chứa. Takanori cho rằng ngay cả khi uống liên tục hai lít nước mỗi ngày, mức độ tiếp xúc hàng năm với chất phóng xạ chỉ vào khoảng 0,001 - 0,11 millisieverts, không ảnh hưởng tới sức khỏe. TEPCO sẽ tiến hành xử lý thứ cấp để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn về xả thải để đảm bảo lượng chất phóng xạ trong nước, bao gồm carbon-14, ở mức thấp nhất có thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News