Nước ở đập Tam Hiệp vượt mức cảnh báo 20m, tiến gần mức tối đa
Số liệu Trung Quốc công bố ngày 21/8 cho thấy mực nước ở đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử tiến gần đến mức tối đa sau khi những trận mưa lớn làm dòng chảy của sông Dương Tử tăng lên mức cao kỷ lục.
Theo Hãng tin Reuters, với lượng nước chảy từ sông Dương Tử trong ngày 20-8 vào đập Tam Hiệp lên đến 75.000m3/giây, mực nước của hồ chứa đập này đã lên đến 165,6 mét vào sáng 21/8, tăng hơn 2 mét trong đêm và cao hơn gần 20 mét so với mức cảnh báo.
Ảnh chụp trên không ngày 2/8/2020 cảnh đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc xả nước - (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Mức nước tối đa theo thiết kế cho hồ chứa lớn nhất Trung Quốc này là 175 mét. Nhà chức trách đã cho tăng lượng xả nước của đập Tam Hiệp lên mức kỷ lục là 48.800m3/giây trong ngày 20/8. Tuy nhiên, có thể họ phải tăng lượng xả một lần nữa để tránh khả năng nước tràn bờ.
Giáo sư Desiree Tullos của Đại học bang Oregon, người nghiên cứu về dự án đập Tam Hiệp, nhận định: "Họ (Trung Quốc) sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn khả năng nước tràn đập. Nước tràn đập là tình huống tồi tệ nhất vì gây ra thiệt hại lớn và có thể dẫn đến vỡ đập".
Lượng mưa ở lưu vực sông Dương Tử hiện đã cao hơn gấp đôi so với mức trung bình theo mùa trong năm nay. Thống kê đến tuần trước cho thấy lũ lụt làm kinh tế Trung Quốc thiệt hại gần 180 tỉ nhân dân tệ (tương đương 26 tỉ USD) và ảnh hưởng đến cuộc sống của 63 triệu người.
Đập Tam Hiệp xả lũ.
Đập Tam Hiệp hoàn thành năm 2012, được thiết kế để sản xuất điện và kiềm hãm sự hung hãn của của sông Dương Tử, nguyên nhân gây ra nhiều trận lũ lụt kinh hoàng trong lịch sử Trung Quốc.
Theo số liệu của chính phủ, các đập thủy điện khổng lồ ở Trung Quốc đã giữ lại hơn 100 tỉ m3 nước lũ trong năm nay và che chở cho 18,5 triệu cư dân không phải đi sơ tán. Nhà chức trách cho biết chỉ riêng đập Tam Hiệp đã giúp làm giảm 34% lượng nước lũ ở hạ lưu.
Nhưng những người phản đối cho rằng khả năng kiểm soát lũ lụt của đập Tam Hiệp còn hạn chế, và nó thậm chí có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn trong dài hạn.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
