Nước tăng lực làm cao huyết áp
Các loại nước tăng lực có thể làm tăng huyết áp và dẫn tới nhịp tim bất thường, theo một nghiên cứu mới. Đây có thể là lí do tại sao nước tăng lực có liên quan đến nhiều ca tử vong và ốm nhập viện trong thời gian gần đây.
Một phân tích đối với 7 nghiên cứu trước đây cho thấy, nước uống tăng lực (energy drink) dường như làm nhiễu loạn nhịp đập bình thường của tim. Theo thời gian, hiện tượng này sẽ dẫn tới nhịp tim bất thường hoặc tăng huyết áp và tử vong. Kết quả khảo cứu đã được trình bày tại hội nghị mới đây của Hiệp hội Tim mạch Mỹ ở New Orleans.
Theo Sachin Shah - người đứng đầu nghiên cứu mới, kết quả công trình của ông và cộng sự đồng nghĩa với việc, những người có tiền sử bệnh tim cần phải thận trọng khi sử dụng nước uống tăng lực.
Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng như một số cơ quan giám sát
khác đang điều tra các loại nước uống tăng lực nhau. (Ảnh minh họa: Thinkprogress.org)
"Chúng ta cần phải xem xét các tác động của việc sử dụng nước tăng lực trong thời gian dài cũng như hậu quả của nó. Nếu điều độ, mọi thứ đều tốt. Hãy uống nước tăng lực trong giới hạn khuyến cáo và cảnh giác với những thứ khác đi kèm khi bạn dùng chúng", ông Shah nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Shah cho rằng, hàm lượng caffein cao hoặc một thành phần khác nữa trong nước tăng lực có thể gây ra những thay đổi bất thường đối với hoạt động của tim. Mặc dù những thay đổi này dường như không lâu dài nhưng giới khoa học vẫn cần có thêm nghiên cứu về các thành phần của nước tăng lực và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người.
Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng như một số cơ quan giám sát khác đang điều tra các loại nước uống tăng lực của các công ty khác nhau, kể cả Monster Beverage Corp (MNST), Living Essentials LLC (0194689D) và Red Bull GmbH trước những báo cáo về sự liên quan của loại nước uống này với nhiều trường hợp nhập viện và chết gần đây.
FDA cho biết, nước uống tăng lực hiện không phải tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan này về caffein trong nước soda vì chúng thường được bán dưới danh mục đồ uống bổ sung. Nước soda điển hình có thể chứa tới 71 milligram caffein trong 0,35 lít nước giải khát. Trong khi đó, hàm lượng caffein trong các loại nước uống tăng lực thường vào khoảng 160 - 500 milligram trong một lon nước.
Trong tuần này, một nhóm gồm 18 bác sĩ đến từ Trường Dược thuộc Đại học Johns Hopkins và Trường Y tế công thuộc Đại học Maryland đã viết thư kiến nghị gửi ủy viên FDA với nội dung cho rằng, nước tăng lực không được chứa nhiều caffein hơn nước soda và các công ty cần phải liệt kê hàm lượng caffein trên nhãn mác của sản phẩm.
Hai thượng nghị sĩ Dân chủ Mỹ là Richard Durbin và Richard Blumenthal hồi cuối năm ngoái cũng đã yêu cầu FDA phải thành lập một ban hội thẩm chuyên môn để xem xét về ảnh hưởng của việc hấp thụ caffein của người tiêu dùng

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
