Nước trong đại dương được trộn đều nhờ sứa

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng loài sứa cũng khuấy đảo đại dương mạnh mẽ như thủy triều hay gió vậy. Nghiên cứu của họ cũng phát hiện thấy hình dạng của những con sứa có ảnh hưởng đến khả năng hòa trộn của chúng.

Cho đến nay, các nhà hải dương học vẫn phản đổi quan điểm cho rằng những sinh vật biển bé nhỏ như sứa có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc hòa trộn các lớp nước đại dương trên quy mô lớn. Lập luận này dựa trên bằng chứng cho rằng bất cứ một cái quẫy đuôi nào từ cá đều không mang lại hiệu quả gì bởi tính sền sệt của nước đại dương. (Trên thực tế, đặc tính này ở mật ong rất cao so với nước).

Nhưng trong nghiên cứu mới được công bố trên số ra ngày 30 tháng 7 trên tờ Nature, cơ chế hòa trộn đã được tiết lộ lần đầu tiên bởi cháu trai của Charles Darwin. Cơ chế này thực tế lại được chính đặc tính quện dính của đại dương tăng cường, khiến cho các sinh vật nhỏ bé của đại dương trở thành nhân tố chính hòa trộn các lớp nước biển.

John Dabiri – trợ lý giáo sư hàng không học và công nghệ sinh học tại Caltech – cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu các loài sinh vật biết bơi trong một khoảng thời gian tương đối. Điều chúng tôi thường hay mong đợi là đại dương – dựa vào các dòng chảy, nhiệt độ, cũng như đặc tính hóa học – có ảnh hưởng đến sinh vật như thế nào. Nhưng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy vai trò ngược lại của các sinh vật cũng quan trọng ngang bằng. Chúng tôi đang tìm hiểu các loài sinh vật, thông qua hoạt động bơi, có tác động đến môi trường đại dương như thế nào”.

Nước trong đại dương được trộn đều nhờ sứa

Các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyển động của chất lỏng do loài sứa Mastigias gây ra trong hồ sứa Palau. (Ảnh: K.Katija/J.Dabiri)

Rốt cuộc, mỗi ngày hàng tỷ con nhuyễn thể bé nhỏ và sứa di cư hàng trăm mét từ các độ sâu của đại dương đến bề mặt – nơi chúng kiếm ăn. Với một đám sinh vật dày đặc như thế bơi qua các đại dương trên thế giới, nếu chúng thực sự hòa trộn các lớp nước của đại dương, tác động này thực sự lớn.

Dabiri cho biết: “Số lượng của những sinh vật bé nhỏ này rất lớn. Nhìn tổng thể trên toàn cầu, năng lượng mà chúng bỏ ra trong quá trình tương đương với một tỷ tỷ watt điện – ngang bằng với sức gió và năng lượng thủy triều”.

Những sinh vật khuấy đảo đại dương

Dabiri cùng nghiên cứu sinh Kakani Katija tại Caltech đã nghiên cứu sứa qua mô phỏng máy tính và các nghiên cứu thực địa trong hồ Palau thuộc Thái Bình Dương.

Trong thí nghiệm thực tế của họ, các nhà nghiên cứu đã phun các giọt phát quang vào nước trước mặt con sứa Mastigias rồi sau đó quan sát điều gì xảy ra khi con sứa bơi qua nước đã nhuộm màu. Thay vì bị bỏ lại đằng sau, nước nhuộm màu lại di chuyển cùng với sinh vật đang bơi đó.

Họ cho rằng: khi con sứa bơi, nó đẩy nước sang một bên đồng thời tạo ra một vùng áp suất cao ở phía trước nó. Vùng đằng sau con sứa trở thành vùng áp suất thấp. Do vậy nước dồn vào phía sau để lấp đầy chỗ trống áp suất thấp đó. Kết quả là con sứa “kéo” nước đi theo trong quá trình bơi.

Nước trong đại dương được trộn đều nhờ sứa

Các nhà nghiên cứu phun mực vào nước rồi quan sát hình ảnh những con sứa bơi qua đám mực đó. Họ nhận thấy sứa mang cả nước nhuốm mực theo chúng (chính là những xoáy nước màu hơi đỏ đằng sau con sứa). (Ảnh: K.Katija/J.Dabiri)

Katija nói: “Điều thú vị về những con sứa này là chúng có sự đa dạng lớn trong kích cỡ cơ thể”.

Sự khác biệt đó có thể tác động tới lượng nước bị cuốn theo sứa. Ví dụ, loài sứa mặt trăng (thường thấy ở các bể nuôi cá) có cơ thể dạng đĩa nhỏ, chúng có thể mang theo rất nhiều nước. Nhưng những loài sứa khác có hình viên đạn lại chỉ có thể đem theo mình thể tích nước nhỏ hơn.

Tác động toàn cầu

Việc khuấy trộn đại dương thậm chí còn mang nhiều ý nghĩa lớn hơn.

Nếu nước đại dương không được trộn lẫn, bề mặt đại dương sẽ thiếu chất dinh dưỡng bởi thức ăn sẽ bị tiêu thụ ngay lập tức. Trong khi đó đáy đại dương lại cạn kiệt ôxy. Theo Katija, “với cơ chế này, thông qua sự xáo trộn, các loài sinh vật có thể đưa dòng nước giàu dinh dưỡng đến các vùng nghèo dinh dưỡng, đồng thời kéo dòng nước giàu ôxy đến các vùng nghèo ôxy”.

Trên quy mô rộng lớn hơn, những sinh vật làm nhiệm vụ hòa trộn các lớp nước có thể tác động tới sự tuần hoàn của đại dương, điều này có ảnh hưởng tới khí hậu của Trái Đất.

Theo Dabiri và Katija, tác động hòa trộn như thế nên được kết hợp trong các mô hình máy tính về tuần hoàn đại dương trên toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News