Nuôi giòi trong cơ thể để nghiên cứu
Nhà côn trùng học Piotr Naskrecki không ngần ngại để ấu trùng của ruồi trâu sống trong cơ thể chính ông, coi đây là cơ hội để trải nghiệm cảm giác "nuôi" một sinh vật sống.
Piotr Naskrecki là nhà côn trùng học của Đại học Harvard, Mỹ. Ông bị muỗi đốt trong chuyến đi đến Belize, Trung Mỹ, vào mùa hè năm ngoái. Khi trở về, ông phát hiện ba vết thương vẫn chưa liền, nhưng không phải dạng do muỗi cắn thông thường mà là nơi trú ngụ của ấu trùng ruồi trâu.
Ảnh minh họa các giai đoạn phát triển của một con ruồi trâu. (Ảnh: Piotr Naskrecki)
Theo Piotr, đây là loài ruồi sống ký sinh, không thể cắn hoặc chích, mà chỉ dựa vào vết cắn từ muỗi để đẻ trứng vào vật chủ. Trứng ruồi nở thành giòi (dạng ấu trùng của loài ruồi), phát triển các gai nhỏ bám chặt vào vùng da thịt xung quanh.
Naskrecki dùng thiết bị hút để lấy giòi ra ngoài, nhưng quyết định giữ lại một số con trong cơ thể để "nuôi" và nghiên cứu. "Tôi nghĩ rằng là một người đàn ông, đây là cơ hội duy nhất để tạo ra một sinh vật sống từ trong máu thịt", Mirror dẫn lời ông giải thích.
Sau hai tháng, ấu trùng bước sang giai đoạn thích hợp để sẵn sàng "xuất hiện". Đây cũng là lúc Naskrecki bắt đầu cảm nhận được những chuyển động luồn lách và vặn vẹo bên trong. Tuy nhiên, quá trình này không gây đau đớn vì ấu trùng ruồi trâu có thể tiết ra chất giảm đau.
Ấu trùng được đưa ra khỏi cơ thể Naskrecki và các lỗ hổng mà chúng để lại đã liền trong 48 giờ. Sau 6 tuần, những con ruồi trưởng thành ra đời.
"Tôi không nghĩ quá trình này đáng sợ hay kỳ lạ. Nó chỉ đơn giản là cách ghi lại tài liệu về một sinh vật thú vị", Naskrecki nói.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
