Nuôi răng trong thận chuột
Các nhà công nghệ sinh học Nhật đã trồng được một chiếc răng thực sự từ mô cấy trong thận của những con chuột thí nghiệm.
Các nhà sinh học Nhật trước đây đã trồng được những chiếc răng chuột trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên đó vẫn chỉ là những chiếc răng mọc lên từ hàm và phải mất đến 40 ngày chúng mới trưởng thành. Những chiếc răng nhân tạo lần này mọc lên từ thận chuột và thời gian trở thành một chiếc răng hoàn chỉnh cũng được rút ngắn lại.
Lần đầu tiên các nhà khoa học đã nuôi được những chiếc răng từ mô nhân tạo cấy trong thận của chuột.
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, giáo sư Takashi Tsui, Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) cho biết phương pháp mới của ông “tiết kiệm được khoảng 10 ngày. Đã đến lúc có thể thử nghiệm trên người, song dù sao đây cũng chỉ là bước đầu tiên”.
Nhóm đề tài bao gồm các nhà khoa học trường Đại học Tokyo và Đại học Tohoku đã kết hợp các tế bào gốc khác nhau để tạo ra “hạt nhân”. Rồi những tế bào “hạt nhân” đó tự phân chia và phát triển, bằng cách tương tác với nhau tạo thành mô răng. Họ dùng chất dẻo bao các mô này lại rồi cấy vào thận chuột. Tại đây những chiếc răng dần trưởng thành, tạm gọi là “răng mầm”.
Lúc này, họ đem cấy răng mầm vào lợi (nướu) của một con chuột khác. Gặp môi trường thích hợp, răng mầm tự “sống”, tự liên kết với dây thần kinh và mạch máu, trở thành những chiếc “răng thực thụ”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng, không lâu nữa, phương pháp tạo ra răng từ tế bào gốc của chính “chủ nhân” của chúng nên không bị đào thải sẽ được áp dụng trong thực tế để trồng lại cho những người hỏng răng phải nhổ đi trồng lại, nhất là các cụ bị móm, rụng hết răng vì tuổi tác, có thể ăn ngon miệng hơn răng giả hiện nay.
Ngoài ra, người ta đã từng thấy việc hỏng răng là nguyên nhân của nhiều bệnh tật và ảnh hưởng cả đến trí tuệ. Chẳng biết một hàm răng mới còn mang lại lợi ích gì.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.
