Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ con người 2 năm

Ô nhiễm không khí góp phần gây bệnh phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, giảm tuổi thọ con người 1,5-2 năm.

Theo Smithsonianmag, tuổi thọ trung bình của con người ngày càng tăng nhờ vào y học hiện đại, dinh dưỡng thực phẩm và những cải tiến khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí ngày một trầm trọng, đặc biệt ở các nước châu Phi và châu Á, cướp đi thời gian sống của con người từ 1,5 năm đến nhiều năm.

Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ con người 2 năm
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch và các chất phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Newsclick).

Nghiên cứu tiến hành trên 42 quốc gia cho thấy tuổi thọ con người giảm 1-2 năm do hít các phân tử bụi bị ô nhiễm. Tại Mỹ, hạt phân tử bụi ảnh hưởng đến 4 tháng tuổi thọ con người. Ở Bangladesh và Ai Cập, nơi lượng ô nhiễm cao hơn nhiều, các phân tử bụi lấy đi 1,8 năm tuổi thọ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Kỹ thuật Cockrell tại Đại học Texas, Austin, đã thu thập dữ liệu và nghiên cứu toàn bộ hạt bụi mịn rất nhỏ, nhỏ hơn 30 lần so với chiều rộng của tóc người, tồn tại trong không khí. Họ kiểm tra mức độ phơi nhiễm của những hạt này ở 185 quốc gia, sau đó tính toán tác động của ô nhiễm lên tuổi thọ. Kết quả cho thấy 90.000 người Mỹ và 1,1 triệu người Ấn Độ chết sớm hơn một năm do ô nhiễm không khí. Ngoài ra, các hạt bụi này tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí. Con người hít sâu hạt bụi vào phổi sẽ làm tăng tỷ lệ đột quỵ, đau tim, các bệnh về hô hấp.

Vì thế, nhiều nước chú trọng đến biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí. Các nhà nghiên cứu tính toán số lượng người sống thọ nếu hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm. Cụ thể, Ai Cập nếu cải thiện được các vùng đất bị ô nhiễm, trung bình tuổi thọ con người thêm 1,3 năm. Tại châu Á, nếu hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, con người có thể sống thọ hơn 1-1,5 năm.

Theo NewYork Times, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường là từ nhiên liệu hóa thạch và các chất phát thải khí nhà kính. Con người nên chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ. Đây cũng là một trong những cách giải quyết biến đổi khí hậu, giúp con người sống khỏe mạnh và lâu dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Ảnh vệ tinh NASA cho thấy Trái đất đang

Ảnh vệ tinh NASA cho thấy Trái đất đang "chìm trong biển lửa"

Ứng dụng Worldview của NASA sẽ đem tới cơ hội quan sát những diễn biến mới nhất liên quan tới các vụ cháy đang xảy ra trên Trái Đất.

Đăng ngày: 25/08/2018
Vành đai lửa rung chuyển, người California lo sợ

Vành đai lửa rung chuyển, người California lo sợ "đại địa chấn"

Tổng cộng 69 trận động đất lớn đã làm rung chuyển Vành đai lửa Thái Bình Dương trong vòng 48 giờ, làm rộ lên những lời đồn đoán cho rằng cơn “đại địa chấn” chuẩn bị giáng xuống California.

Đăng ngày: 23/08/2018
Mùa hè đang bị

Mùa hè đang bị "mắc kẹt" vì Bắc Cực ngày càng ấm lên

Mùa hè tại các khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ và phần lớn châu Á sẽ ngày càng bị kéo dài ra, khi theo nghiên cứu về khí hậu mới đây.

Đăng ngày: 23/08/2018
Vì sao hàng loạt trận động đất lớn tấn công Indonesia?

Vì sao hàng loạt trận động đất lớn tấn công Indonesia?

Theo các chuyên gia, các trận động đất xảy ra cuối tháng 7 là hệ quả của sự va chạm giữa hai mảng vỏ Trái Đất là lục địa châu Đại Dương và lục địa Á - Âu ngay bên dưới quốc đảo Indonesia.

Đăng ngày: 22/08/2018
Động đất 8,2 độ ngoài khơi đảo Fiji

Động đất 8,2 độ ngoài khơi đảo Fiji

Một trận động đất 8,2 độ xảy ra ngoài khơi đảo Fiji với tâm chấn nằm sâu trong lòng đại dương nên không có cảnh bảo sóng thần.

Đăng ngày: 19/08/2018
Trái đất đang nóng kỷ lục, nhưng 5 năm tới sẽ còn nóng hơn nữa

Trái đất đang nóng kỷ lục, nhưng 5 năm tới sẽ còn nóng hơn nữa

Những năm vừa qua, nền nhiệt trên Trái đất đã phá vỡ nhiều kỷ lục. Mùa đông lạnh đến kinh hoàng, mùa hè nóng rực lửa thiêu đốt, con người đã phải chịu cực khổ biết bao nhiêu.

Đăng ngày: 17/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News