Ớt vũ trụ của NASA lập hai kỷ lục mới
Thí nghiệm trồng và thu hoạch ớt trong vũ trụ của NASA lập kỷ lục cung cấp thức ăn cho nhiều phi hành gia nhất và thí nghiệm dài nhất trên trạm ISS.
Đây là lần thứ hai các phi hành gia trồng ớt trong vũ trụ. Hồi tháng 11/2021, phi hành đoàn trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sử dụng ớt thu hoạch được để làm bánh tacos, ăn cùng thịt bò fajita và rau.
Phi hành đoàn ISS và những quả ớt trồng trên trạm. (Ảnh: NASA).
Matt Romeyn, trưởng nhóm nghiên cứu trong thí nghiệm trồng ớt, hôm 3/12 chia sẻ đội sản xuất hoa màu của NASA không nghĩ thí nghiệm có thể lập hai kỷ lục như vậy. Ớt trồng trong vũ trụ thu hoạch hơi muộn hơn một chút so với trên Trái Đất. Điều này có nghĩa thí nghiệm trên trạm ISS có thể kéo dài thêm 17 ngày. Hạt ớt ở trung tâm của thí nghiệm Plant Habitat-04 (PH-04) phát triển trong 4 tháng trước khi được thu hoạch hồi tháng 10.
Lịch trình thí nghiệm trùng với sự thay đổi nhân sự từ phi hành đoàn Crew-2 sang Crew-3, nhờ đó nhiều phi hành gia có cơ hội lấy mẫu vật ớt, theo Romeyn. Nhà khoa học cho biết trồng rau củ trong vũ trụ góp phần giúp phi hành gia khỏe mạnh.
Trong thí nghiệm gần đây, các nhà nghiên cứu dự kiến trồng ớt trong 120 ngày. Tuy nhiên, những cây ớt phát triển trong 137 ngày, trở thành thí nghiệm dài nhất trên trạm ISS. Thí nghiệm dài nhất trước đó diễn ra năm 2016 khi hoa cúc ngũ sắc tồn tại trong 90 ngày. Thí nghiệm trồng ớt bao gồm lấy mẫu vật ớt Hatch từ New Mexico, đặt trong môi trường gieo trồng và tìm hiểu làm cách nào để trồng cây cho quả đầu tiên trong vũ trụ.
Tacos là món ăn các phi hành gia ISS yêu thích nhất sau khi thu hoạch ớt. Theo Romeyn, những quả ớt rất cay. Tất cả dấu hiệu đều chỉ ra một số quả ớt cay hơn do tác động của môi trường vi trọng lực lên nồng độ capsaicin trong ớt. Tiếp nối thành công của thí nghiệm PH-04, ở lần gieo trồng tiếp theo, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy dự định trồng cà chua lùn và thử nghiệm các loại rau lá xanh mới.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
