Phản vật chất không kiểm soát gây nổ các chùm sao

Sự biến đổi nhiệt lượng cực mạnh tại trung tâm của một chùm sao rất xa đã sản sinh ra các hạt vật chất và phản vật chất, làm chùm sao này trở nên bất ổn định, có khi tạo ra sự phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát, thậm chí con người có thể quan sát được quang cảnh của vụ nổ trong phạm vi ½ vũ trụ.

Theo trang web Sciencedaily của Mỹ, phát hiện trên của nhà thiên văn học Peter Genaweiqi cùng các đồng nghiệp thuộc Đại học Notre Dame.

Phản vật chất là sự phản trạng thái của vật chất thông thường, được cấu thành bởi các phản hạt, cũng giống như vật chất thông thường được cấu thành bởi các hạt thông thường. 

Ảnh minh họa

Khi vật chất kết hợp với phản vật chất, các chính hạt và phản hạt sẽ nổ tung làm triệt tiêu lẫn nhau, đồng thời giải phóng một năng lượng rất lớn.

Cách đây hơn 40 năm, các nhà thiên văn học luôn giả thiết rằng sự không ổn định một cách dị thường của các chùm sao lớn trong vũ trụ là do vật chất và phản vật chất gây ra, tuy nhiên mấy năm gần đây các nhà thiên văn học mới bắt đầu triển khai các hoạt động nghiên cứu để khẳng định giả thiết trên.

Trong 6 năm tiến hành nghiên cứu, Peter Genaweiqi cùng các đồng nghiệp đã tìm được “ứng cử viên nặng ký” để chứng minh cho giả thiết kể trên. Ứng cử viên đó chính là chùm sao Y-155. Chùm sao này đã bị nổ tung bởi phản vật chất dưới dạng không kiểm soát.

Y-155 nằm ở vị trí sao kình ngư về phía nam chòm song ngư, lớn gấp khoảng 200 lần so với mặt trời. Chùm sao này đã được phát hiện vào tháng 11/2007, thông qua kính viễn vọng Blanco có đường kính 4m đặt tại đài thiên văn quang học quốc gia Mỹ (NOAO).

Sau khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện sự phình to của vũ trụ đã kéo dài tới 80% bước sóng của chùm sao Y-155. Điều đó có nghĩa là đã xác định được khoảng cách tạo ra vụ nổ.

Khi vụ nổ xảy ra, cấp độ năng lượng mà chùm sao Y-155 sản sinh gấp hàng trăm tỷ lần so với năng lượng tạo ra của mặt trời.

Peter Genaweiqi cho biết mặc dù vụ nổ rất lớn song hình ảnh thu được cho thấy chùm sao Y-255 ở trạng thái rất "yếu ớt”. Nguyên nhân là vì nó xảy ra ở khoảng cách rất xa./.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News