Phát động chiến dịch tìm nền văn minh ngoài trái đất
Các nhà thiên văn trên khắp thế giới đồng loạt hướng kính thiên văn radio về phía các ngôi sao để tìm kiếm dấu hiệu của những nền văn minh khác trong vũ trụ.
Hàng loạt kính thiên văn tại hàng chục nước đang hướng lên bầu trời để tìm kiếm tín hiệu radio phát ra từ nền văn minh khác. (Ảnh: Internet).
Chiến dịch tìm kiếm được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Dự án Ozma – chương trình tìm kiếm sinh vật ngoài trái đất vào năm 1960. Space cho biết, dự án mới được đặt tên là Dorothy. Mục tiêu của nó là tìm kiếm những tín hiệu radio phát ra từ các nền văn minh khác. Đài thiên văn Nishi-Harima của Nhật Bản phát động chiến dịch.
Nhà thiên văn Frank Drake thuộc Viện Nghiên cứu nền văn minh trong vũ trụ (Viện SETI) tại Mỹ là người phát động Dự án Ozma. Drake cũng nổi tiếng với “phương trình Drake” - công thức dự đoán số lượng nền văn minh ngoài trái đất mà loài người có thể giao tiếp. Phương trình được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố như tốc độ hình thành của sao, tỷ lệ phần trăm sao có hành tinh xung quanh. Nhờ công thức đó, nhiều nhà khoa học dự đoán chúng ta sẽ tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nền văn minh ngoài trái đất trong vòng 25 năm tới.
“Tôi rất vui khi chứng kiến sự khởi đầu của Dự án Dorothy, sự tiếp nối nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh của tôi từ 50 năm trước. Dự án này nhận được sự tham gia của nhiều nhà khoa học tài năng cùng với vô số kính thiên văn, thiết bị điện tử và máy tính. Những thiết bị ngày nay tốt hơn nhiều so với những thứ mà chúng tôi có cách đây 50 năm”, Drake phát biểu.
Dự án Dorothy bắt đầu từ ngày 5/11. Các nhà thiên văn tại Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italy, Hà Lan, Pháp, Argentina và Mỹ tham gia đợt tìm kiếm đầu tiên. Họ tìm kiếm dấu hiệu của nền văn minh ngoài trái đất từ vài ngôi sao gần nhất.
Shin-ya Narusawa, chuyên gia làm việc tại Đài thiên văn Nishi-Harima, nói rằng các chuyên gia đang tập trung sự chú ý về phía các ngôi sao từng được nghiên cứu trong Dự án Ozma. Ngoài ra, họ cũng xem xét những hệ sao-hành tinh mà kính thiên văn hiện đại mới phát hiện hoặc những hành tinh có nước trên bề mặt.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
