Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới

Nhà sinh vật học Ian Strachan tìm thấy hai loài ruồi lần đầu được quan sát thấy ở Anh trong một khu rừng trên Cao nguyên Scotland.

Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới
Boletina gusakovae (trái) và Mycetophila idonea. (Ảnh: BBC).

Các loài mới, Boletina gusakovae và Mycetophila idonea, bị bắt bởi một cái bẫy đặc biệt đặt trong rừng thông Loch Arkaig từ năm 2018. Chúng được xác định bởi nhà sinh vật học Ian Strachan, sau khi cẩn thận phân tích khoảng 20.000 mẫu vật thu thập từ bẫy trong suốt hai năm qua.

Hầu hết các mẫu vật đều có kích thước nhỏ hơn 1 mm nên chúng được đưa về một cơ sở nghiên cứu ở Roybridge để quan sát dưới kính hiển vi hai mắt. "Đó là một quá trình rất tốn công. Có thể mất tới vài năm để xác định danh tính của tất cả côn trùng, nhưng tôi quyết tâm thu thập càng nhiều càng tốt", Strachan chia sẻ.

Phát hiện 2 loài ruồi ăn nấm mới
Bẫy côn trùng trong rừng thông Loch Arkaig. (Ảnh: BBC).

"Tôi đoán hai loài ruồi mới đã luôn ở đây (Loch Arkaig), hoặc ít nhất là trong một thời gian dài, nhưng không ai biết tới chúng. Đây là một phát hiện rất thú vị, khiến công sức nghiên cứu bao năm qua trở nên đáng giá", Strachan cho biết thêm.

B. gusakovae và M. idonea chỉ là hai trong số hơn 1.500 loài ruồi ăn nấm (Fungus gnat) được Strachan tìm thấy ở Loch Arkaig. Fungus gnat là tên gọi chung các loài ruồi nhỏ, có vòng đời ngắn, chuyên ăn nấm và rễ cây, bao gồm các họ Sciaridae, Diadocidiidae, Ditomyiidae, Keroplatidae, Bolitophilidae và Mycetophilidae. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái khi góp phần phân rã vật chất hữu cơ và là tác nhân thụ phấn cho nấm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Dịch châu chấu lan tới Nam Sudan

Những con châu chấu đầu tiên đã kéo tới Nam Sudan, đe dọa an ninh lương thực của một trong những quốc gia "dễ bị tổn thương nhất" thế giới.

Đăng ngày: 19/02/2020
Phát hiện loại virus khổng lồ

Phát hiện loại virus khổng lồ "ăn sống" vi khuẩn

Virus được tìm thấy có kích thước gấp 15 lần bình thường, chứa bộ ribosome và có khả năng thực hiện hướng dẫn DNA để xây dựng protein.

Đăng ngày: 17/02/2020
Vì sao ánh nắng không thể đốt cháy cánh bướm?

Vì sao ánh nắng không thể đốt cháy cánh bướm?

Tuy rất mỏng nhưng cánh bướm có nhiều tĩnh mạch và các mảng mùi hương giúp giải phóng chất làm mát, chúng cảm nhận nhiệt tốt hơn và tránh xa nguồn nhiệt.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện virus

Phát hiện virus "thần nước" mang bộ gene chưa từng được biết đến

Khi tìm kiếm virus trong một hồ nhân tạo tại Brazil, các nhà khoa học đã có khám phá bất ngờ.

Đăng ngày: 12/02/2020
Loài chuối lạ giữa rừng Xuân Sơn vẫn cô đơn 1 mình, đẻ xong tự chết

Loài chuối lạ giữa rừng Xuân Sơn vẫn cô đơn 1 mình, đẻ xong tự chết

Nằm ở điểm cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn, Vườn Quốc gia Xuân Sơn - thuộc huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), là địa danh duy nhất trên cả nước có rừng nguyên sinh trên đá vôi và loài chuối kỳ lạ, độc đáo mang tên “cô đơn”.

Đăng ngày: 11/02/2020
Những sự thật ít người biết về virus: Chúng đến từ đâu, lây lan và gây bệnh như thế nào?

Những sự thật ít người biết về virus: Chúng đến từ đâu, lây lan và gây bệnh như thế nào?

Sự phụ thuộc quá lớn vào tế bào vật chủ đẩy virus đến giới hạn của định nghĩa sự sống. Một số nhà khoa học nói rằng virus sống, nhưng số khác nói rằng chúng chỉ là những thực thể vô tri.

Đăng ngày: 07/02/2020
Cây ăn quả La Mã cổ đại được nuôi trồng từ những hạt giống 2.000 năm tuổi

Cây ăn quả La Mã cổ đại được nuôi trồng từ những hạt giống 2.000 năm tuổi

Các nhà khoa học đã trồng cây từ hạt chà là Judean được tìm thấy trong những tàn tích của hang động cổ xưa 2.000 năm.

Đăng ngày: 07/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News