Phát hiện 4 loài giun biển có vảy ánh kim
Các sinh vật dưới đáy biển sâu được phát hiện bằng tàu ngầm và thiết bị lặn điều khiển từ xa của Đại học California San Diego, Mỹ (UCSD).
Nhóm nghiên cứu tìm thấy bốn loài giun mới ở độ sâu hơn 900 m so với mực nước biển, bên dưới đáy vịnh Mexico và một phần của Đông Thái Bình Dương, bao gồm hẻm núi Monterey, vịnh California và Costa Rica, theo một công bố trên tạp chí ZooKeys.
Cả bốn loài đều có vảy ánh kim và thuộc chi Peinaleopolynoe. Thuật ngữ này tạo thành phần đầu tiên trong tên gọi của chúng, cụ thể là P. orphanae, P. mineoi , P. elvisi và P. goffrediae. Trong khi P. orphanae được tìm thấy tại một lỗ thông thủy nhiệt, ba loài còn lại được phát hiện xung quanh xác cá voi chìm dưới đáy đại dương.
Bốn loài giun biển mới thuộc chi Peinaleopolynoe. (Ảnh: UCSD).
Các nhà thám hiểm thậm chí còn ghi lại được một cảnh chiến đấu giữa hai con P. orphanae bằng thiết bị lặn SuBastian. Thước phim này giải thích tại sao nhiều chiếc vảy của chúng bị phá hủy nghiêm trọng. Trong cuộc giao chiến, các con vật thực sự đã cắn vảy của nhau, theo trưởng nhóm nghiên cứu Avery Hatch, nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Scripps thuộc UCSD.
"Đại dương vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chờ chúng ta khám phá. Hơn một triệu loài chưa được mô tả có thể tồn tại dưới môi trường biển sâu rộng lớn", Hatch nhấn mạnh.
Peinaleopolynoe đã tiến hóa để thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt, nơi không có ánh sáng, nước lạnh và áp lực cao. Sự tồn tại của chúng tạo thành một mắt xích thiết yếu trong chuỗi thức ăn đại dương. Nhóm giun biển này là con mồi của mực, rùa và nhiều loài cá thương mại quan trọng như cá ngừ, cá hồi.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
