Phát hiện "anh em song sinh" của Mặt trời, viễn cảnh Trái đất thứ hai không còn xa vời?

Một nhóm các nhà khoa học và thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra "bản sao" gần giống hệt với Mặt Trời, hứa hẹn giúp thu hẹp tìm kiếm một hành tinh có thể sinh sống trên đó.

Theo ước tính, có tới 85% các ngôi sao có thể là một cặp nhị phân (bộ ba hoặc thậm chí là bộ tứ) khi các ngôi sao được hình thành trong các vườn ươm sao - là những cột trụ bao gồm khí và bụi.


HD186302 có thể là "anh em song sinh" của Mặt trời mà các nhà khoa học tìm kiếm bấy lâu. (Ảnh minh họa: JPL-Caltech).

Với suy nghĩ này, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến bao gồm dữ liệu thiên văn mới nhất từ đài quan sát không gian GAIA của ESA, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Instituto de Astrofísica e Ciências do Espaço (IA) tại Bồ Đào Nha tin rằng họ đã tìm thấy anh em song sinh của Mặt trời cách khoảng 184 năm ánh sáng, với tên gọi khoa học HD186302.

“Vì không có nhiều thông tin về quá khứ Mặt trời, việc nghiên cứu những ngôi sao này có thể giúp chúng ta hiểu được nơi nào trong thiên hà và dưới điều kiện nào Mặt Trời được hình thành”, nhà thiên văn học Vardan Adibekyan giải thích.

Giống như Mặt Trời, HD186302 là một ngôi sao thuộc chuỗi chính lớp G. Nó lớn hơn một chút so với kích thước Mặt Trời thật, với cùng nhiệt độ bề mặt và độ sáng. Ngôi sao này cũng khoảng 4,5 tỷ năm tuổi và chứa những thành phần hóa học tương tự.

“Nếu may mắn, ứng cử viên anh em song sinh này có một hành tinh, và bề mặt hành tinh này là đất đá có thể sinh sống được, và không "bị ô nhiễm" do hạt giống từ Trái Đất, thì chúng ta có quyền mơ về một Trái Đất thứ 2 quay quanh Mặt Trời thứ 2”, nhà thiên văn học Adibekyan bổ sung.

Trước đó, vào năm 2014, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một ứng viên khác cho Mặt trời thứ 2 là một ngôi sao lớp F có tên HD162826. Các ngôi sao lớp F thường mang màu xanh dương hoặc vàng sáng, cháy nóng hơn Mặt trời và có khối lượng trung bình gấp 1,7 lần Mặt trời.

Hiện các nhà khoa học IA có kế hoạch quét xung quanh ngôi sao tiềm năng mới được phát hiện để tìm dấu hiệu hành tinh giống với Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News