Phát hiện cá mập quái dị chưa từng thấy trên thế giới
Loài cá mập nước sâu mang hình thù quái dị là loài thứ 3 của chi cá mập mèo Galeus từng được ghi nhận từ Philippines.
Theo Sci-News, loài mới được đặt tên là Galeus Friedrichi, có họ hàng với hai loài từng được tìm thấy ở Philippines là Galeus sauteri và Galeus schultzi.
Chi cá mập mèo Galeus mà chúng thuộc về là một thành viên của họ Pentanchidae, thuộc bộ Cá mập mắt trắng, dòng dõi đa dạng nhất của Liên bộ Cá mập. Bản thân chi Galeus cũng là một trong những chi cá mập giàu loài nhất với gần 20 loài được khoa học công nhận.
Chân dung quái dị của loài cá mập vừa được phát hiện ở Philppines - (Ảnh: Journal of the Ocean Science Foundation).
Các thành viên của chi được tìm thấy ở Đại Tây Dương, phía Tây và khu vực trung tâm Thái Bình Dương, cũng như Vịnh California.
Chúng còn được gọi là cá mập mèo đuôi cưa, liên quan đến cấu trúc răng cưa đặc biệt được tìm thấy dọc theo mép trên của vây đuôi.
Cá mập thuộc chi này thường vô hại, khá nhỏ và mảnh khảnh với thân hình săn chắc, lớp da dày, thô ráp, nhiều loài có hoa văn mà cụ thể là loài này, có lớp da trông giống như bộ lông của những con mèo có đốm hay mèo tam thể - nhưng các đốm chỉ có một màu.
Cơ thể loài mới dài hơn so với các anh em họ - (Ảnh: Journal of the Ocean Science Foundation).
Loài mới cũng mang hình dáng giống hầu hết các thành viên khác của chi với đầu khá dài và nhọn, miệng rộng, chuyên săn các loài động vật không xương sống nhỏ. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất của chúng là sự thiếu vắng của các đốm màu.
Loài mới đã được nghiên cứu và phân tích bởi nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi hai học giả David Ebert và Jessica Jang từ Trung tâm Nghiên cứu Cá mập Thái Bình Dương (trụ sở tại Mỹ).
"Chi này có phạm vi rộng, chủ yếu xuất hiện ở các thềm lục địa và dọc theo sườn các đảo ở độ sâu khoảng 100 đến 2.000m".
Galeus Friedrichi, còn được gọi là cá mập đuôi cưa Philippines, từng được biết đến qua một số mẫu vật điển hình được đánh bắt ngoài khơi Sikayab-Bukana - Philippines ở độ sâu 550m, tuy nhiên đến nay giới khoa học mới xác nhận được sinh vật quái dị này là một loài hoàn toàn mới.
Kích thước của nó khá lớn so với họ hàng với chiều dài hơn 50 cm; số lượng đốt sống nhiều hơn.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ họ cũng đang phân tích tổng cộng 9 loài cá mập mèo, trong đó 3 loài - gồm loài mới được xác định - chỉ vừa mới được khoa học đặt tên trong 15 năm qua.
"Điều này cho thấy còn bao nhiêu điều cần được khám phá trong môi trường này, đặc biệt là khi nghề cá toàn cầu mở rộng ra biển sâu" - các tác giả viết trong bài công bố trên Journal of the Ocean Science Foundation.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Cá mập đầu búa - một trong những loài cá mập kì dị nhất thế giới
Cá mập đầu búa là những thợ săn rất hung dữ, chúng chủ yếu săn những loài cá nhỏ, bạch tuộc, mực và một số loài động vật giáp xác...

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).
