Phát hiện cá sấu Xiêm siêu hiếm
Một con cá sấu Xiêm vốn thuộc diện bên bờ vực tuyệt chủng vừa được phát hiện ở vườn quốc gia lớn nhất của Thái Lan.
Con cá sấu nước ngọt siêu quý hiếm lọt vào bẫy ảnh khi đang tắm nắng ở Công viên Quốc gia Kaeng Krachan, thuộc tỉnh Kaeng Krachan, sát biên giới với Myanmar. Đây là loài bò sát từng hiện diện ở khắp Đông Nam Á nhưng số lượng của chúng đã giảm mạnh trong khu vực.
Cá sấu Xiêm hiện được đưa vào diện cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Bức ảnh cá sấu Xiêm siêu hiếm do camera giấu kín chụp được ở Công viên Quốc gia Kaeng Krachan tại Phetchaburi. (Ảnh: Công viên Quốc gia Kaeng/AFP).
Giới chức trách của công viên ước tính chỉ còn 20 cá thể cá sấu Xiêm còn lại trong tự nhiên do nạn săn bắt và môi trường sống bị thu hẹp. Hình ảnh hiếm hoi do Công viên Quốc gia Kaeng Krachan công bố hôm 23/1 được cho là tin tốt với loài bò sát nước ngọt này.
Con cá sấu - chưa từng được giới chức trách nhìn thấy trước đây - đã trồi lên khỏi mặt nước và được camera giấu kín ghi hình trước khi nó nằm trên bờ sông và tắm nắng.
Những hình ảnh hiếm hoi này - được ghi nhận vào tháng 12/2020 - là bằng chứng cho thấy Công viên Quốc gia Kaeng Krachan là “một khu vực quan trọng để bảo tồn động vật hoang dã”, Manoon Prewsoongnern, người quản lý công viên làm việc với Hiệp hội Bảo tồn Thế giới, cho biết.
Ông cho biết thêm con cá sấu ước tính dài 3m. Đây là lần thứ hai loài cá sấu này xuất hiện trong thập kỷ qua.
“Cá sấu Xiêm là động vật ăn thịt nhưng chúng là một trong những nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng môi trường. Vì vậy việc con vật xuất hiện cũng là bằng chứng cho thấy môi trường của công viên quốc gia vẫn còn nguyên sơ”, ông Manoon nói.
Loài cá sấu có nguy cơ tuyệt chủng này bị săn lùng rất gắt gao. Nhiều thợ săn phi pháp tìm cách bắt chúng để lấy trứng và cung cấp da cho các hãng thời trang hạng sang.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Điều ít biết về loài ngựa “nổi danh” trong chiến trận Việt Nam
Ngựa là động vật được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến, nhất là chiến tranh thời cổ. Ngựa trong chiến tranh được gọi là ngựa chiến hay chiến mã.
