Phát hiện cặp rắn lạ màu cam cực độc trong bãi đậu xe ở Australia

Một cặp rắn thuộc loài rắn nâu miền Đông có màu cam rực rỡ hiếm thấy, với nọc độc cực mạnh, đã bị bắt trong bãi đậu xe ở Queensland, Australia.

Những bức ảnh về cặp rắn độc với màu sắc khác thường này do chuyên gia bắt rắn Jake Stinson - người điều hành tổ chức Jake's Reptile Relocations - chia sẻ, Newsweek đưa tin hôm 5/10.

Loài rắn nâu miền Đông thường có nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng đồng đến nâu, đỏ và đen, và màu cam thuộc dạng đặc biệt khác thường.

“Tìm thấy những con rắn (khác thường) như thế này luôn khiến tôi sửng sốt. Bắt gặp những con rắn độc nhất vô nhị mà nhiều người cả đời cũng không gặp được đã tạo thêm mối liên hệ đặc biệt cho công việc của tôi với các loài động vật địa phương”, ông Stinson nói với Newsweek.


Rắn nâu miền Đông màu cam đặc biệt khác thường, vì chúng thường có tông màu đất trầm. (Ảnh: JAKES REPTILE RELOCATIONS).

Rắn nâu miền Đông có thể dài tới 1,5 m. Ông Stinson cho hay: “Rất hiếm gặp rắn nâu trong tự nhiên. Loài màu cam là một ví dụ hoàn hảo chứng minh rằng rắn nâu có nhiều màu sắc khác nhau và không nên cố gắng xác định một con rắn dựa trên màu sắc".

Loài này được tìm thấy ở khắp miền Đông Australia và là nguyên nhân gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ loài rắn nào khác trong nước.

Theo ông Stinson, rắn nâu có nọc độc nguy hiểm thứ hai so với bất kỳ loài rắn độc nào trên thế giới.

Rắn độc là một nhóm rắn đặc trưng bởi cặp răng nanh cố định ở phía trước hàm và nọc độc thần kinh. Nhóm này cũng bao gồm rắn hổ mang và mambas.

Ông Stinson cho biết: “Rắn nâu miền Đông là một trong những loài rắn linh hoạt, có khả năng thích nghi cao. Tìm thấy một con rắn có màu độc nhất vô nhị là trải nghiệm may mắn và hiếm có".

Giống như hầu hết loài rắn độc khác, rắn nâu có nọc độc thuộc loại chất độc thần kinh, dần dần làm tê liệt các dây thần kinh ở tim, phổi và cơ hoành của nạn nhân, khiến nạn nhân ngạt thở. Nó cũng chứa một loạt các chất độc khác, bao gồm chất gây đông máu mạnh và độc tố tim, có thể dẫn đến co giật, ngừng tim, tổn thương thận và chảy máu không thể kiểm soát.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News