Phát hiện chớp sóng vô tuyến bí ẩn đến từ thiên hà xoắn ốc

Các nhà khoa học tìm ra vị trí của nhiều chớp sóng vô tuyến với sự hỗ trợ từ kính viễn vọng không gian Hubble.

Nguyên nhân xuất hiện những chớp sóng vô tuyến (FRB) kéo dài vài mili giây trong vũ trụ trở thành chủ đề làm đau đầu giới nghiên cứu từ khi phát hiện hiện tượng năm 2007. Do tốc độ lóe sáng nhanh, FRB rất khó theo dõi và nghiên cứu. Tìm hiểu nhiều hơn về nguồn gốc của chớp sóng cực mạnh và sáng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn nguyên nhân tạo ra chúng.

Phát hiện chớp sóng vô tuyến bí ẩn đến từ thiên hà xoắn ốc
Kính Hubble chụp ảnh những thiên hà có chớp sóng. (Ảnh: CNN).

Một nhóm nhà thiên văn học quốc tế truy ra vị trí của 8 chớp sóng vô tuyến. Dù chưa thể kết luận về nguồn gốc của 3 chớp sóng trong số đó, các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị chụp ảnh không gian sâu của Hubble để xác định những thiên hà xa xôi nơi chớp sóng bắt nguồn, bao gồm vị trí chính xác của chúng trong thiên hà. Kết quả nghiên cứu sẽ được xuất bản trên tạp chí Vật lý thiên văn.

Năm chớp sóng đến từ thiên hà xoắn ốc. Đây là dạng thiên hà phổ biến nhất trong vũ trụ và dải Ngân Hà cũng thuộc dạng này. Một đặc điểm của thiên hà xoắn ốc là cánh tay xoắn nơi các ngôi sao hình thành. Vị trí của chớp sóng vô tuyến nằm dọc cánh tay của những thiên hà xoắn ốc khác nhau cách Trái đất khoảng 400 triệu đến 9 tỷ năm ánh sáng.

Dù xuất hiện chớp nhoáng, mỗi FRB tạo ra năng lượng nhiều hơn cả Mặt trời sản sinh trong một năm. Giới nghiên cứu đã phát hiện hơn 1.000 chớp sóng từ năm 2017, nhưng họ mới chỉ tìm ra nguồn gốc của 15 chớp sóng trong số đó. Chúng bắt nguồn từ những thiên hà trẻ khổng lồ ở rất xa. Các nhà thiên văn học xác định được vị trí của FRB trong nghiên cứu mới nhờ kết hợp chụp ảnh ánh sáng khả kiến, cực tím và cận hồng ngoại.

"Đây là hình ảnh độ phân giải cao đầu tiên của một cụm FRB", trưởng nhóm Alexandra Mannings, nghiên cứu sinh ngành thiên văn học và vật lý thiên văn tại Đại học California, Santa Cruz, cho biết. "Phần lớn thiên hà đều đồ sộ, tương đối trẻ và vẫn đang hình thành sao. Ảnh chụp cho phép chúng tôi hiểu rõ hơn đặc điểm của thiên hà chủ như khối lượng và tốc độ hình thành sao của nó, cũng như thăm dò điều gì xảy ra ở vị trí của FRB".

Nhóm chuyên gia rất bất ngờ vì phát hiện chớp sóng bắt nguồn từ cánh tay xoắn, theo đồng tác giả nghiên cứu Wen-fai Fong, trợ lý giáo sư vật lý và thiên văn học ở Trường Khoa học Nghệ thuật Weinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Illinois. Do cánh tay xoắn là dấu hiệu của những ngôi sao ra đời, điều này cung cấp manh mối quan trọng cho thấy FRB liên quan tới quá trình hình thành sao.

Phát hiện mới hé lộ những ngôi sao có thể liên quan tới sự ra đời của chớp sóng không thể quá trẻ hoặc quá già. Trước đây, giới nghiên cứu suy đoán FRB có thể bắt nguồn từ vụ nổ sao trẻ hoặc quá trình sáp nhập sao neutron. Sao neutron là phần lõi cực đặc còn sót lại khi ngôi sao phát nổ. Chúng cũng là nguồn tạo ra chớp sóng tia gamma.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Va chạm thiên thể khiến một Mặt trăng gần chúng ta vỡ nát

Va chạm thiên thể khiến một Mặt trăng gần chúng ta vỡ nát

Một mặt trăng khổng lồ mới vừa được xác định trong hệ Mặt Trời: mặt trăng Sao Hỏa. Nhưng rất tiếc nó đã bị vỡ nát, tàn tích chính là Phobos và Deimos ngày nay.

Đăng ngày: 21/05/2021
Phần mềm đảm nhiệm vận hành tên lửa SpaceX có gì đặc biệt?

Phần mềm đảm nhiệm vận hành tên lửa SpaceX có gì đặc biệt?

Máy tính từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong những chuyến bay lên không gian - cả đối với những người dưới mặt đất lẫn bên trong tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 21/05/2021
Tên lửa NASA tạo mây như cực quang trên trời đêm

Tên lửa NASA tạo mây như cực quang trên trời đêm

Một vụ phóng dưới quỹ đạo của NASA đã tạo ra những đám mây màu tím và xanh lá cây tuyệt đẹp trên bầu trời bang Virginia.

Đăng ngày: 20/05/2021
Kinh hoàng thiên hà

Kinh hoàng thiên hà "Xúc Xích" bị "quái vật" chứa Trái đất nuốt chửng

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio (Mỹ) đã xác định nguồn gốc của 100 ngôi sao khổng lồ đỏ lạc loài trong thiên hà quái vật Milky Way - tức thiên hà chứa Trái Đất.

Đăng ngày: 20/05/2021
Thước phim đầu tiên về vụ phun trào trên Mặt trời

Thước phim đầu tiên về vụ phun trào trên Mặt trời

Một tàu vũ trụ chuyên nghiên cứu Mặt trời quay hình ảnh đầu tiên về vụ phun trào nhật hoa trước khi bắt đầu tiến hành nhiệm vụ khoa học.

Đăng ngày: 20/05/2021
ESA công bố sứ mệnh dọn rác vũ trụ đầu tiên

ESA công bố sứ mệnh dọn rác vũ trụ đầu tiên

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết đang hợp tác với startup ClearSpace để triển khai nhiệm vụ dọn rác vũ trụ đầu tiên vào năm 2025.

Đăng ngày: 19/05/2021
Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ lo ngại về trạm vũ trụ của Trung Quốc

Mỹ cho rằng mục đích của Trung Quốc trong việc xây dựng trạm vũ trụ mới là tạo ra ưu thế quân sự từ không gian.

Đăng ngày: 19/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News