Vì sao nữ sinh Nhật luôn mặc váy ngắn đi học kể cả trong mùa đông?
Bất chấp mùa đông Nhật Bản có tuyết rơi dày và nhiệt độ xuống thấp, chuyện những nữ sinh nước này vẫn mặc váy ngắn đến trường không phải là điều lạ lẫm.
Bất chấp thời tiết giá lạnh, nữ sinh ở Nhật Bản vẫn có thói quen mặc váy ngắn đồng phục để đến trường mỗi ngày vào mùa đông.
Theo Japan Today, việc nữ sinh tại đất nước mặt trời mọc luôn mặc váy ngắn đến lớp dù thời tiết thế nào có ảnh hưởng từ cả yếu tố lịch sử lẫn mục đích đảm bảo công bằng giữa các học sinh của nhà trường.
Dù mùa đông ở Nhật Bản nhiệt độ xuống thấp và tuyết rơi dày, chuyện nữ sinh vẫn mặc váy ngắn đến trường không phải là lạ. (Ảnh: Getty).
Chiều dài của chiếc váy ở trên đầu gối xuất phát từ việc trong quá khứ, nước Nhật trải qua nhiều năm khó khăn về kinh tế, đất đai trồng trọt khan hiếm. Do đó, vải sợi để sản xuất quần áo có giá thành đắt đỏ. Để tiết kiệm, trang phục thường được may ngắn lại.
Theo thời gian, hình ảnh nữ sinh Nhật Bản trong bộ đồng phục bao gồm áo sơ mi trắng, váy ngắn xếp li và quần tất dài, giày bốt dần trở nên quen thuộc với công chúng.
Mẫu đồng phục này đã tồn tại gần 1 thế kỷ. Năm 1921, hiệu trưởng một trường nữ sinh ở tỉnh Fukuoka đã lấy hình mẫu trang phục từ một trường tại Anh mà bà có dịp tiếp xúc để áp dụng tương tự ở trường mình.
Từ đó, mẫu đồng phục này dần dần trở nên phổ biến và kéo dài đến ngày nay. Các nữ sinh không thay đổi đồng phục ngay cả khi mùa đông sang.
Dù thời tiết nóng bức hay lạnh giá, nữ sinh Nhật Bản vẫn thường diện váy ngắn đến trường. (Ảnh: Japan Today).
Lo ngại con cái bị cảm lạnh, nhiều phụ huynh tại Nhật từng để con gái mặc quần dài bó ở trong và váy ở ngoài để giữ ấm nhưng bị nhà trường phản đối.
Các trường cho rằng việc tuân thủ đúng quy định về đồng phục khi đến trường dù trời giá rét là để học sinh có thể tập trung hơn vào việc học và không phải chú ý xem bạn bè xung quanh ăn vận thế nào.
Tuy nhiên, quan điểm này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, khi đông cha mẹ tin rằng việc mặc váy ngắn mới chính là lý do khiến các em khó tập trung hơn vì quá lạnh.
Để giải quyết ý kiến phụ huynh, nhiều trường tại nước này đưa ra lựa chọn khác cho các em nữ: mặc quần vải vào những ngày trời rét.
Năm 2018, một số trường học giới thiệu đồng phục phi giới tính, các học sinh có thể lựa chọn quần vải đồng phục thay vì váy ngắn. Tuy nhiên, nhiều nữ sinh vẫn e ngại, rụt rè không dám mặc vì sợ bị bạn bè trêu chọc do khác biệt.
Trên thực tế, mặc váy ngắn đã được nhiều em nữ qua các thế hệ học sinh coi là đặc trưng không thể thiếu. Vì vậy, dù được điều chỉnh độ dài theo ý muốn, nhiều em vẫn chọn giữ nguyên phong cách cũ.
Bên cạnh đó, bộ đồng phục còn là dấu ấn của ngôi trường mà mỗi học sinh theo học. Do đó, nhiều nữ sinh thích diện đồng phục và coi đây là phong cách thời trang riêng, giúp phân biệt họ với những học sinh trường khác.

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?
Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?
Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?
Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?
Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?
Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế.
