Phát hiện công dụng chấn động của 1 loại thuốc huyết áp

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học McGill (Canada) tuyên bố họ có thể thực hiện thí nghiệm thao túng ký ức nhờ công dụng mới được phát hiện của một loại thuốc trị cao huyết áp.

Nghiên cứu gây sốc, đứng đầu bởi tiến sĩ - trợ lý giáo sư Alain Brunet, thực ra nhằm mục đích giúp một số người đã "cùng đường" có thể lật sang trang mới nhờ việc làm mờ đi những ký ức đau đớn.

Cụ thể, tiến sĩ Brunet và các cộng sự tại Đại học MicGill đã phát hiện ra tính năng mới của propranolol, một loại thuốc trị cao huyết áp và một số vấn đề tim mạch khác, không hề đắt tiền. Propranolol còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng lo âu như nhịp tim nhanh, hồi hộp quá mức, đổ mồ hôi.


Một loại thuốc trị cao huyết áp được phát hiện có công dụng "tẩy não" nhẹ, làm mờ đi bộ nhớ cảm xúc liên quan đến các ký ức đau buồn - (ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK).

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học dựa trên tác dụng kìm hãm các thụ thể beta-adrenergic trong não của viên thuốc, vốn liên quan đến việc tạo ra bộ nhớ cảm xúc mạnh mẽ. Họ tin rằng nếu sử dụng đúng cách, loại thuốc này có thể giúp tước cảm xúc khỏi bộ nhớ bằng cách ức chế các protein cần thiết để hình thành các liên kết thần kinh liên quan đến cảm xúc.

Thuốc tấn công bệnh nhân trong khoảng 2-5 giờ sau khi họ được yêu cầu nhớ lại ký ức đau buồn. Một bộ nhớ có thể được sửa đổi trước khi nó được lưu trữ lại hoặc tái hợp nhất. Propranolol ngăn chặn protein trong não lưu trữ lại bộ nhớ theo cách trước đây, nghĩa là một số chi tiết của bộ nhớ bị mất.

Trao đổi với tờ The National Post, tiến sĩ Brunet cho biết họ đã hoàn toàn thành công trong thử nghiệm với 60 tình nguyện viên. Họ không bị "tẩy não" hoàn toàn như trong phim viễn tưởng hay xóa sạch hẳn phần ký ức đau buồn, vì điều đó có thể liên quan đến vấn đề đạo đức. Ký ức đơn giản chỉ được làm mờ đi một số chi tiết cần thiết, đủ để họ vượt qua. Ông nhận định kết quả là "không thể tin rằng chúng ta có thể làm được nhiều như vậy".

Các tác giả cũng cho biết nghiên cứu đã hoàn thành và chỉ còn chờ việc công bố chính thức trên tạp chí khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News