Phát hiện củ tỏi "voi" nặng hơn 5kg tại Australia
Theo phóng viên tại Sydney, mới đây, một cặp vợ chồng nông dân ở bang New South Wales của Australia đã phát hiện các củ tỏi.
Bà Yasmine Bonner với những cây tỏi khổng lồ. (Ảnh: abc.net.au)
Tỏi voi không được phân loại khoa học là tỏi, có họ hàng gần với tỏi tây. Tuy nhiên, nó vẫn có vị và hình dáng giống tỏi.
Ông bà Adam và Yasmine Bonner cho rằng những củ tỏi "voi" khổng lồ có thể đã phát triển trong vòng 6 năm tại khu đất trống trong vườn nhà kể từ khi vợ chồng bà mở một phòng khám chuyên dùng tỏi để trị bệnh tại thị trấn Brogo ở Thung lũng Bega (bang New South Wales).
Những củ tỏi "voi" này phát triển thành những cụm lớn và xếp sát nhau. Vợ chồng ông Bonner cho rằng cách tốt nhất để sử dụng tỏi "voi" này, ngoài nấu ăn, là chế biến thành tỏi đen.
Tỏi được trồng ở Australia là một giải pháp thay thế tỏi nhập khẩu sử dụng trong y học chữa trị các bệnh về ký sinh trùng và như một loại được liệu bổ tim. Tỏi nhập khẩu phải được khử trùng để giảm nguy cơ mang sâu bệnh và mầm bệnh.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất
Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!
Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào
Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
